Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vừa bị Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ hôm qua vì đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Tàu của chính phủ Nhật Bản áp sát một tàu cá Trung Quốc.
 Tàu của chính phủ Nhật Bản áp sát một tàu cá Trung Quốc.
Theo truyền thông Nhật Bản, khi bị phát hiện đánh bắt cá trái phép, thuyền trưởng Trung Quốc đã lái tàu bỏ chạy bất chấp cảnh báo của lực lượng Cảnh sát biển láng giềng.
Tàu cá Trung Quốc bao gồm 12 ngư dân bị phát hiện đánh bắt cá san hô tại vùng biển ngoài khơi, cách đảo Miyako, phía nam Okinawa 42 km thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Những vụ Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc không hiếm và thường ít gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ vốn “cơm không lành canh không ngọt” Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông.
Tokyo cáo buộc, các tàu cá Trung Quốc thường xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản để đánh bắt thủy hải sản hoặc săn san hô trái phép. Cảnh sát Biển Nhật Bản thường phát tín hiệu cảnh báo, áp sát để đuổi các tàu cá Trung Quốc và chỉ bắt giữ những trường hợp vi phạm nặng, cố tình thách thức.

Hồng Kông dọa trừng phạt kinh tế Phillipines

(Kiến Thức) - Hồng Kông dọa áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Phillipines, nếu hai nước không đạt được đồng thuận về thảm kịch giải cứu con tin năm 2010.

Gần đây, các đàm phán liên quan tới khủng hoảng con tin đẫm máu xảy ra tại thủ đô Manila cách đây 3 năm, khiến 8 công dân của HK thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, đã được diễn ra. Theo đó, Hồng Kông hi vọng Phillipines chấp nhận đưa ra lời xin lỗi chính thức và hai bên sẽ thống nhất về các khoản bồi thường.
Phát biểu trước một cuộc tranh luận của các nhà lập pháp kêu gọi trừng phạt đối với Philippines vào hôm 5/11, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh kêu gọi chính phủ Philippines cần đưa ra một "phản ứng cụ thể và kịp thời".

Ngỡ ngàng cảnh "chọn hàng" ở chợ hôn nhân

(Kiến Thức) - Thông tin về chiều cao, tuổi tác, cân nặng, thu nhập, hộ khẩu của những chàng trai, cô gái được giăng đầy ở "chợ" hôn nhân Thượng Hải.

Ông Liu Jianle mỉm cười khi đọc sơ yếu lý lịch của những đấng mày râu được giăng khắp nơi ở công viên Nhân dân tại thành phố Thượng Hải để mong tìm được người chồng phù hợp cho cháu gái vừa ly hôn.
 Ông Liu Jianle mỉm cười khi đọc sơ yếu lý lịch của những đấng mày râu được giăng khắp nơi ở công viên Nhân dân tại thành phố Thượng Hải để mong tìm được người chồng phù hợp cho cháu gái vừa ly hôn.
Từ năm 2004, góc nhỏ của công viên này trở thành "chợ" hôn nhân vào mỗi dịp cuối tuần. Do áp lực về công việc và học tập, đa số thanh niên Trung Quốc không có thời gian để tìm một nửa cho mình. Vì vậy, cha mẹ cùng họ hàng thường tới đây tìm những ứng viên phù hợp cho con cháu.
 Từ năm 2004, góc nhỏ của công viên này trở thành "chợ" hôn nhân vào mỗi dịp cuối tuần. Do áp lực về công việc và học tập, đa số thanh niên Trung Quốc không có thời gian để tìm một nửa cho mình. Vì vậy, cha mẹ cùng họ hàng thường tới đây tìm những ứng viên phù hợp cho con cháu.

Trung Quốc trắng trợn chối bỏ vụ đâm tàu cá Việt Nam


Hồng Lỗi còn ngang ngược đòi Việt Nam “phải ngăn chặn ngư dân đánh bắt bất hợp pháp” tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam mà ông này nói là “của Trung Quốc”. Đồng thời, còn tuyên bố trắng trợn rằng  các cơ quan chức năng Trung Quốc “có quyền thực thi pháp luật” trong khu vực.