Nhân viên Vietnam Airlines kêu cứu

Công ty kỹ thuật hàng không (VAECO) - một công ty con của Vietnam Airlines - đang bị chảy máu nhân sự do mức chi trả lương thấp.

Nhân viên VAECO chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra kỹ thuật sau mỗi chuyến bay Vietnam Airlines.
 Nhân viên VAECO chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra kỹ thuật sau mỗi chuyến bay Vietnam Airlines.
Một người xưng là “đại diện các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO) – một công ty con của Vietnam Airlines vừa gửi đơn "kêu cứu" về việc đang bị ép phải ký hợp đồng ràng buộc 20 năm.
“Tôi gửi các thông tin này để kệu cứu cho các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO), là công ty con của Vietnam Airlines. Chẳng đặng đừng tôi mới phải lên tiếng thế này chẳng khác gì vạch áo cho người xem lưng.
Trước giờ nội tình bên trong luôn là cánh cổng bí mật với báo giới. Tuy nhiên, do mọi người đang bị ép quá mức chịu đựng nên mới phải lên tiếng để nhờ bên ngoài hỗ trợ. Chúng tôi muốn lấy làm tiếc khi phải hành động mạo hiểm như thế này…” – lá đơn viết.
Đọc qua lá đơn, có thể khái quát sự việc: Do nhu cầu phát triển, Vietjet Air đang cố gắng tìm cách lôi kéo những nhân viên kỹ thuật hàng không của Vietnam Airlines bằng cách trả lương cao gấp 3 lần so với mức lương họ đang hưởng ở Vietnam Airlines, đạt mức xê xích từ 21 – 58 triệu đồng tùy trình độ.
Tuy nhiên, để có được một nhân viên kỹ thuật CRS (tạm hiểu nhân viên dịch vụ khách hàng), Vietnam Airlines đã phải chi ra những khoản tiền lớn gọi là chi phí đào tạo, trong khi Vietjet Air không phải bỏ ra khoản chi phí này.
Đây cũng chính là lý do khiến Công ty Kỹ thuật hàng không VAECO đưa ra qui định bắt nhân viên phải ký hợp đồng ràng buộc từ 10 – 20 năm, nếu không phải đền bù một số tiền lớn cho chi phí đào tạo.
“Công việc của chúng tôi là chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho máy bay sau các chuyến đi, áp lực cao, trọng trách nhiều vì ảnh hưởng đến an toàn các chuyến bay.
Trước đây, công việc này do các chuyên gia nước ngoài đảm trách với mức chi trả hậu hĩ… Khoảng 10 năm trở lại đây, công việc dần chuyển giao cho người Việt đảm trách….. Tuy nhiên, mức chi trả cho kỹ thuật máy bay khá chênh lệnh so với chuyên gia nước ngoài.
Ví dụ thực tế: trả cho một ông chuyên gia nước ngoài từ 8.000 – 12.000 USD, một phi công từ 1.500 – 4.000 USD trong khi 1 kỹ thuật máy bay cho vị trí tập sự là 350 USD, trình độ A là 500 USD và chuyên gia là 1.000 USD.”… lá đơn viết.
Chính lý do này khiến một số nhân viên VAECO đã nghỉ việc để sang công ty mới có mức đãi ngộ cao hơn. Và cũng vì như vậy, Công ty VAECO đã “vội vã” xây dựng các văn bản qui định về mức chi phí đào tạo và các khoản bồi thường, buộc những nhân viên đã nghỉ việc phải bồi 500 triệu đồng/người cho chi phí đào tạo nếu đạt trình độ A, còn đạt trình độ B1 hoặc B2, con số lên đến trên 1 tỉ đồng. Cách tính chi phí này bị những người làm đơn đánh giá là “không xác đáng”.
Những người ở lại cũng bị bắt ký hợp đồng cam kết phục vụ công ty, tùy mức chi phí công ty bỏ ra đào tạo mà mọi người phải làm việc từ 10 – 20 năm.

"Mổ xẻ" loại máy bay Boeing 737-500 vừa rơi ở Nga

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay Boeing 737-500 vừa gặp nạn ở Nga là thành viên nhỏ nhất trong gia đình Boeing 737 được quảng cáo là có tầm bay xa và tiết kiệm nhiên liệu.

Chiếc máy bay vừa gặp nạn tại sân bay Kazan, thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, thuộc Nga là Boeing 737-500 của hãng hàng không Tatarstan. Đây được coi là dòng máy bay có khoang hành khách rộng rãi và được nhiều hãng bay sử dụng. Đây là một trong rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc với máy bay Boeing 737. Trong ảnh là một chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Tatarstan, tương tự như chiếc gặp nạn hôm 17/11.
Chiếc máy bay vừa gặp nạn tại sân bay Kazan, thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, thuộc Nga là Boeing 737-500 của hãng hàng không Tatarstan. Đây được coi là dòng máy bay có khoang hành khách rộng rãi và được nhiều hãng bay sử dụng. Đây là một trong rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc với máy bay Boeing 737. Trong ảnh là một chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Tatarstan, tương tự như chiếc gặp nạn hôm 17/11.  
Máy bay hành khách Boeing 737-500 là thành viên nhỏ nhất trong gia đình máy bay cổ điển Boeing 737. Loại máy bay này có thân ngắn hơn đồng thời tầm bay xa hơn dòng máy bay cơ sở Boeing 737-300.
 Máy bay hành khách Boeing 737-500 là thành viên nhỏ nhất trong gia đình máy bay cổ điển Boeing 737. Loại máy bay này có thân ngắn hơn đồng thời tầm bay xa hơn dòng máy bay cơ sở Boeing 737-300.

Đồng phục Vietnam Airlines lọt top nổi bật nhất thế giới

Hãng hàng không Kingfisher Airlines của Ấn Độ.
 Hãng hàng không Kingfisher Airlines của Ấn Độ.

Hãng Vietnam Airlines của Việt Nam với tà áo dài bắt mắt.
Hãng Vietnam Airlines của Việt Nam với tà áo dài bắt mắt.

Đồng phục của tiếp viên hãng Thai Airways International của Thái Lan.
 Đồng phục của tiếp viên hãng Thai Airways International của Thái Lan.

Hãng hàng không của Bolivia Aerosur với đồng phục váy quyến rũ.
 Hãng hàng không của Bolivia Aerosur với đồng phục váy quyến rũ.

Đồng phục áo khoác đỏ, mũ đỏ và váy xanh nổi bật của hãng bay Air Italy của Italy.
Đồng phục áo khoác đỏ, mũ đỏ và váy xanh nổi bật của hãng bay Air Italy của Italy.

Hãng hàng không của Nga Aeroflot.
 Hãng hàng không của Nga Aeroflot.

Hãng hàng không Royal Brunei.
 Hãng hàng không Royal Brunei.

Tiếp viên của hãng bay China Southern (Trung Quốc) với bộ đồng phục hết sức nổi bật.
Tiếp viên của hãng bay China Southern (Trung Quốc) với bộ đồng phục hết sức nổi bật.

Sichuan Airlines là hãng hàng không đóng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Các tiếp viên của hãng này có bộ đồng phục khá duyên dáng.
 Sichuan Airlines là hãng hàng không đóng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Các tiếp viên của hãng này có bộ đồng phục khá duyên dáng.

Hãng Air Berlin của Đức.
 Hãng Air Berlin của Đức.

Hãng Airlines of Canada.
Hãng Airlines of Canada.

Tiếp viên của hãng bay AirAsia. nổi bật với "cây" áo váy đỏ.
 Tiếp viên của hãng bay AirAsia. nổi bật với "cây" áo váy đỏ.

Bộ đồng phục của các nữ tiếp viên hàng không Hàn Quốc Korean Air.
 Bộ đồng phục của các nữ tiếp viên hàng không Hàn Quốc Korean Air.

Bộ đồng phục của tiếp viên hàng không hãng Emirates cũng rất ấn tượng.
 Bộ đồng phục của tiếp viên hàng không hãng Emirates cũng rất ấn tượng.

Hãng SriLankan Airlines.
 Hãng SriLankan Airlines.


Tiềm lực cảng của 6 thành phố tàu ngầm Kilo mang tên

(Kiến Thức) - Tất cả 6 tàu ngầm Kilo Project 636 sẽ được đặt tên theo 6 thành phố của Việt Nam, kèm phiên hiệu HQ-18x.

Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội. Ngày 7/11, tàu ngầm Hà Nội HQ-182 chính thức được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tại cảng nhà máy Verfi và ngày 14/11, tàu này được tàu vận tải Rolldock Sea (Hà Lan) đưa về nước.
 Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Hà Nội. Ngày 7/11, tàu ngầm Hà Nội HQ-182 chính thức được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tại cảng nhà máy Verfi và ngày 14/11, tàu này được tàu vận tải Rolldock Sea (Hà Lan) đưa về nước. 
Hà Nội là đầu não của cả nước với mức độ phát triển kinh tế - xã hội được xếp vào hạng nhất. Nơi đây, tuy không có các cảng biển do địa hình không tiếp giáp với biển nhưng là nơi tập trung của các cảng nội địa, cảng hàng không và cảng container quốc tế. Trong đó, cảng container quốc tế Phù Đổng (có vị trí tại khu vực ven sông Đuống, thuộc địa phận huyện Gia Lâm) có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 30 ha. (Trong ảnh là sông Đuống).
Hà Nội là đầu não của cả nước với mức độ phát triển kinh tế - xã hội được xếp vào hạng nhất. Nơi đây, tuy không có các cảng biển do địa hình không tiếp giáp với biển nhưng là nơi tập trung của các cảng nội địa, cảng hàng không và cảng container quốc tế. Trong đó, cảng container quốc tế Phù Đổng (có vị trí tại khu vực ven sông Đuống, thuộc địa phận huyện Gia Lâm) có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 30 ha. (Trong ảnh là sông Đuống). 
Tàu ngầm Kilo thứ 2 được đặt theo thành phố mang tên Bác TP.HCM, số hiệu HQ-183. Dự kiến, trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm này. Hiện tàu ngầm đã bắt đầu các hoạt động thử nghiệm ở cảng và trên biển.
Tàu ngầm Kilo thứ 2 được đặt theo thành phố mang tên Bác TP.HCM, số hiệu HQ-183. Dự kiến, trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm này. Hiện tàu ngầm đã bắt đầu các hoạt động thử nghiệm ở cảng và trên biển.  
TP.HCM được xem là có cảng nội địa, cảng hàng không, cảng container và cảng biển quốc tế nhiều nhất nước ta. Do có vị trí đặc biệt về địa lý, các cảng của thành phố đều có quy mô lớn với tiềm lực không ngừng tăng lên. Theo xếp hạng của Hội vận tải biển thế giới World Shipping Council, Cảng biển TP.HCM xếp ở vị trí thứ 25 trong Top 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2012.
TP.HCM được xem là có cảng nội địa, cảng hàng không, cảng container và cảng biển quốc tế nhiều nhất nước ta. Do có vị trí đặc biệt về địa lý, các cảng của thành phố đều có quy mô lớn với tiềm lực không ngừng tăng lên. Theo xếp hạng của Hội vận tải biển thế giới World Shipping Council, Cảng biển TP.HCM xếp ở vị trí thứ 25 trong Top 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2012. 
Tàu ngầm thứ 3 mang tên TP Hải Phòng, số hiệu HQ-184 cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2014. Là thành phố cảng biển, Hải Phòng nổi tiếng trong cả nước với các cảng biển hùng hậu, vốn đầu tư thuộc vào hàng "khủng".
 Tàu ngầm thứ 3 mang tên TP Hải Phòng, số hiệu HQ-184 cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2014. Là thành phố cảng biển, Hải Phòng nổi tiếng trong cả nước với các cảng biển hùng hậu, vốn đầu tư thuộc vào hàng "khủng". 
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn. Ảnh: Tàu cập cảng Chùa Vẽ.
 Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn. Ảnh: Tàu cập cảng Chùa Vẽ.
Tàu ngầm thứ 4 được mang tên TP Đà Nẵng, số hiệu HQ-185. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra các cảng Đà Nẵng còn được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Tàu ngầm thứ 4 được mang tên TP Đà Nẵng, số hiệu HQ-185. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra các cảng Đà Nẵng còn được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.  
Có thể kể tên các cảng nổi tiếng của Đà Nẵng như: cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu... Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc gia. Trong ảnh là Cảng Tiên Sa, là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 m nước, chiều dài cầu bến là 965 m, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 40.000 DWT...
Có thể kể tên các cảng nổi tiếng của Đà Nẵng như: cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu... Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc gia. Trong ảnh là Cảng Tiên Sa, là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 m nước, chiều dài cầu bến là 965 m, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 40.000 DWT... 
Tàu ngầm thứ 5 được đặt tên Khánh Hòa, số hiệu HQ-186. Khánh Hòa có vị trí thuận lợi để phát triển các cảng biển quốc tế, trong đó nổi tiếng nhất là cảng Cam Ranh huyền thoại. Đây là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
Tàu ngầm thứ 5 được đặt tên Khánh Hòa, số hiệu HQ-186. Khánh Hòa có vị trí thuận lợi để phát triển các cảng biển quốc tế, trong đó nổi tiếng nhất là cảng Cam Ranh huyền thoại. Đây là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.  
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam cũng tiến hành rà soát tổng thể vùng cảng biển Khánh Hòa gồm 3 cảng: Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh. Theo đó, dự kiến cảng biển Cam Ranh sẽ mở rộng giới hạn đường biển thiết lập mới với 5 khu neo đậu tàu. Cảng biển Vân Phong sẽ thiết lập mới 6 khu neo đậu. Riêng cảng biển Nha Trang (ảnh) từng bước chuyển đổi công năng thành khu đầu mối du lịch biến động hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn GRT và tàu khách nội địa Bắc - Nam...
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam cũng tiến hành rà soát tổng thể vùng cảng biển Khánh Hòa gồm 3 cảng: Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh. Theo đó, dự kiến cảng biển Cam Ranh sẽ mở rộng giới hạn đường biển thiết lập mới với 5 khu neo đậu tàu. Cảng biển Vân Phong sẽ thiết lập mới 6 khu neo đậu. Riêng cảng biển Nha Trang (ảnh) từng bước chuyển đổi công năng thành khu đầu mối du lịch biến động hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn GRT và tàu khách nội địa Bắc - Nam... 
Tàu ngầm Kilo cuối cùng được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu với số hiệu HQ-187. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trên 50 cảng biển, trong đó có cảng đang trong quá trình xây dựng. Các cảng lớn và hiện đại nổi bật như: CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng - Cái Mép.
Tàu ngầm Kilo cuối cùng được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu với số hiệu HQ-187. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trên 50 cảng biển, trong đó có cảng đang trong quá trình xây dựng. Các cảng lớn và hiện đại nổi bật như: CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng - Cái Mép. 
Sự phát triển của ngành dầu khí tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo ra một hệ thống cảng chuyên dụng từ những năm đầu tiên khi Việt Nam mới mở cửa. Thời gian đầu, hệ thống cảng chuyên dụng này chưa đóng góp nhiều cho hoạt động thương mại, chỉ khi tài nguyên dầu khí được khai thác, mở ra nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp dầu khí, điện - đạm và các ngành công nghiệp vệ tinh khác. Trong ảnh là Cảng dịch vụ dầu khí PTSC Phú Mỹ, Tân Thành.
Sự phát triển của ngành dầu khí tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo ra một hệ thống cảng chuyên dụng từ những năm đầu tiên khi Việt Nam mới mở cửa. Thời gian đầu, hệ thống cảng chuyên dụng này chưa đóng góp nhiều cho hoạt động thương mại, chỉ khi tài nguyên dầu khí được khai thác, mở ra nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp dầu khí, điện - đạm và các ngành công nghiệp vệ tinh khác. Trong ảnh là Cảng dịch vụ dầu khí PTSC Phú Mỹ, Tân Thành.