Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Nhận diện dàn oanh tạc cơ “khủng” nhất thế giới(2)

29/12/2013 06:00

(Kiến Thức) - Những chiếc máy bay sao chép H-6 của Không quân Trung Quốc cũng lọt danh sách dàn máy bay ném bom mạnh nhất thế giới.

Trà Khánh

“Xe tăng bay” Su-34 của Nga

H-6K: oanh tạc cơ mạnh nhất Không quân Trung Quốc

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 do hãng Tupolev nghiên cứu sản xuất từ đầu những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô (chính thức năm 1957). Ngày nay, nó vẫn phục vụ tích cực trong Không quân Nga và trở thành máy bay ném bom chiến lược duy nhất trên thế giới còn dùng động cơ cánh quạt.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 do hãng Tupolev nghiên cứu sản xuất từ đầu những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô (chính thức năm 1957). Ngày nay, nó vẫn phục vụ tích cực trong Không quân Nga và trở thành máy bay ném bom chiến lược duy nhất trên thế giới còn dùng động cơ cánh quạt.
Tu-95 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt NK-12M, mỗi động cơ lắp 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều giúp đạt tốc độ 830km/h – nhanh nhất trong thế giới máy bay cánh quạt. Máy bay đạt tầm bay xa đến 15.000km, trần bay 13.700m, vận tốc leo cao 10m/s.
Tu-95 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt NK-12M, mỗi động cơ lắp 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều giúp đạt tốc độ 830km/h – nhanh nhất trong thế giới máy bay cánh quạt. Máy bay đạt tầm bay xa đến 15.000km, trần bay 13.700m, vận tốc leo cao 10m/s.
Tu-95 được trang bị 2 pháo tự động 23mm AM-23 ở đuôi để chống tiêm kích địch bám đuôi và khoang trong thân chứa 15 tấn vũ khí gồm tên lửa (tên lửa hành chống tàu như Kh-22 hay tên lửa hành trình đối đất tầm xa như Kh-55/101) và bom thông thường.
Tu-95 được trang bị 2 pháo tự động 23mm AM-23 ở đuôi để chống tiêm kích địch bám đuôi và khoang trong thân chứa 15 tấn vũ khí gồm tên lửa (tên lửa hành chống tàu như Kh-22 hay tên lửa hành trình đối đất tầm xa như Kh-55/101) và bom thông thường.
H-6 là mẫu máy bay ném bom chiến lược hạng trung do Công ty Tây An (Trung Quốc) thiết kế dựa trên mẫu Tu-16 của Liên Xô, trang bị chủ yếu cho Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc. Loại máy bay này bắt đầu biên chế vào năm 1969 và tới ngày nay vẫn đóng vai trò “xương sống” không quân ném bom tầm xa của Trung Quốc.
H-6 là mẫu máy bay ném bom chiến lược hạng trung do Công ty Tây An (Trung Quốc) thiết kế dựa trên mẫu Tu-16 của Liên Xô, trang bị chủ yếu cho Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc. Loại máy bay này bắt đầu biên chế vào năm 1969 và tới ngày nay vẫn đóng vai trò “xương sống” không quân ném bom tầm xa của Trung Quốc.
H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WP8 cho tốc độ bay 1.050km/h, tầm bay xa nhất 6.000km, bán kính chiến đấu 1.800km, trần bay 12.800m. Máy bay trang bị pháo 23mm ở đuôi và khoang vũ khí trong thân chứ 9 tấn bom hoặc mang được tên lửa hành trình đối đất/chống hạm trên giá treo ngoài cánh.
H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WP8 cho tốc độ bay 1.050km/h, tầm bay xa nhất 6.000km, bán kính chiến đấu 1.800km, trần bay 12.800m. Máy bay trang bị pháo 23mm ở đuôi và khoang vũ khí trong thân chứ 9 tấn bom hoặc mang được tên lửa hành trình đối đất/chống hạm trên giá treo ngoài cánh.
Tây An đã phát triển H-6 thành nhiều biến thể bao gồm cả mẫu tiếp dầu trên không và mang vũ khí diệt hạm để tác chiến chống tàu mặt nước ở cự ly xa. Biến thể mới nhất của dòng máy bay này là H-6K mới biên chế cách đây không lâu, trang bị động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga cho phép tăng tầm bay và tải trọng, đặc biệt là mang được tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân CJ-10 đạt tầm bắn đến hàng nghìn km.
Tây An đã phát triển H-6 thành nhiều biến thể bao gồm cả mẫu tiếp dầu trên không và mang vũ khí diệt hạm để tác chiến chống tàu mặt nước ở cự ly xa. Biến thể mới nhất của dòng máy bay này là H-6K mới biên chế cách đây không lâu, trang bị động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga cho phép tăng tầm bay và tải trọng, đặc biệt là mang được tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân CJ-10 đạt tầm bắn đến hàng nghìn km.
Tuy không có thân hình to lớn đồ sộ như Tu-95 hay B-1B, nhưng máy bay ném bom chiến thuật Su-24M có thể mang khối lượng vũ khí gần tương đương H-6 trong khi kích thước nhỏ hơn nhiều. Su-24M là thiết kế máy bay ném bom do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển trang bị cho Không quân Liên Xô và Nga sau này. Nó được dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất lẫn trên biển thông qua các loại bom và tên lửa mà nó có thể được mang theo.
Tuy không có thân hình to lớn đồ sộ như Tu-95 hay B-1B, nhưng máy bay ném bom chiến thuật Su-24M có thể mang khối lượng vũ khí gần tương đương H-6 trong khi kích thước nhỏ hơn nhiều. Su-24M là thiết kế máy bay ném bom do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển trang bị cho Không quân Liên Xô và Nga sau này. Nó được dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất lẫn trên biển thông qua các loại bom và tên lửa mà nó có thể được mang theo.
Su-24M trang bị pháo 23mm 6 nòng và mang được 8 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom (bom có điều khiển OFAB-500ShR hoặc bom chùm OFAB-250ShN) và rocket. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho tốc độ 1.700km/h, tầm bay tới 2.850km và có thể tăng thêm nếu mang thùng dầu phụ. Đặc biệt, với thiết kế cánh cụp cánh xòe, Su-24M có khả năng tấn công tầm thấp cực kỳ hiệu quả. Trong quá khứ, người Nga từng dùng Su-24M tiếp cận cự ly cực gần mà tàu sân bay Mỹ không thể phát hiện.
Su-24M trang bị pháo 23mm 6 nòng và mang được 8 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom (bom có điều khiển OFAB-500ShR hoặc bom chùm OFAB-250ShN) và rocket. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho tốc độ 1.700km/h, tầm bay tới 2.850km và có thể tăng thêm nếu mang thùng dầu phụ. Đặc biệt, với thiết kế cánh cụp cánh xòe, Su-24M có khả năng tấn công tầm thấp cực kỳ hiệu quả. Trong quá khứ, người Nga từng dùng Su-24M tiếp cận cự ly cực gần mà tàu sân bay Mỹ không thể phát hiện.
Nước Nga đang muốn thay thế các mẫu Su-24M bằng “pháo đài bay” mini mới – Su-34 cũng do Sukhoi thiết kế phát triển từ mẫu Su-27 huyền thoại. Máy bay ném bom Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào 4/1990 và hiện đã được đưa vào trang bị cho Không quân Nga.
Nước Nga đang muốn thay thế các mẫu Su-24M bằng “pháo đài bay” mini mới – Su-34 cũng do Sukhoi thiết kế phát triển từ mẫu Su-27 huyền thoại. Máy bay ném bom Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào 4/1990 và hiện đã được đưa vào trang bị cho Không quân Nga.
Nó có thể mang 8 tấn vũ khí gồm tên lửa có điều khiển (đối hải, đối đất), bom (bom có điều khiển KAB-500L/500KR hay KAB-1500L/KR, bom thường), rocket…
Nó có thể mang 8 tấn vũ khí gồm tên lửa có điều khiển (đối hải, đối đất), bom (bom có điều khiển KAB-500L/500KR hay KAB-1500L/KR, bom thường), rocket…
Với thiết kế khí động học tiên tiến và được trang bị động cơ khỏe, tin cậy cao AL-31F giúp Su-34 có thể đạt vận tốc 1.900km/h, tầm bay chiến đấu đạt 1.100 km. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không Su-34 có khả năng tăng tầm phạm vi hoạt động của mình lên rất cao (khoảng 4.000km) để có thể cạnh tranh được với các dòng máy bay ném bom chiến thuật khác.
Với thiết kế khí động học tiên tiến và được trang bị động cơ khỏe, tin cậy cao AL-31F giúp Su-34 có thể đạt vận tốc 1.900km/h, tầm bay chiến đấu đạt 1.100 km. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không Su-34 có khả năng tăng tầm phạm vi hoạt động của mình lên rất cao (khoảng 4.000km) để có thể cạnh tranh được với các dòng máy bay ném bom chiến thuật khác.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status