Nhận biết lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

(Kiến Thức) - Lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường có mức phạt khác nhau, nhưng còn nhiều người vẫn bị nhầm lẫn. Mức phạt cho hai lỗi này từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô.

 
Theo đó, lỗi đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.
Nhan biet loi sai lan va loi khong tuan thu vach ke duong
Lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường có mức phạt khác nhau, nhưng còn nhiều người vẫn bị nhầm lẫn.  
Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415.
Nhan biet loi sai lan va loi khong tuan thu vach ke duong-Hinh-2
 Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”.
Mức phạt lỗi đi sai làn đường
Đối với ôtô, theo Điểm đ Khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2021: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.
Đối với xe máy, theo điểm g Khoản 3 Điều 6 nghị định 100/2019: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).
Như vậy, đối với trường hợp xe ôtô đè vạch hay còn gọi là lấn làn (hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý với trường hợp đi không đùng phần đường của mình (đi sai làn).
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Nhan biet loi sai lan va loi khong tuan thu vach ke duong-Hinh-3
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo... 
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách để phân định vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).
Theo quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường". Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).
Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Điểm đáng lưu ý, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực (nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo).
Nhan biet loi sai lan va loi khong tuan thu vach ke duong-Hinh-4
Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường).
Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Đối với xe máy, theo điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với ôtô, theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống phanh ôtô?

(Kiến Thức) - Bảo dưỡng hệ thống phanh sẽ giúp cho chiếc xe ôtô của bạn hoạt động trơn tru hơn, đảm bảo sự an toàn cho chủ xe cũng như mọi người cùng tham gia giao thông trên mọi nẻo đường. 

 
Hệ thống phanh ôtô giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành của xe, giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại khi cần thiết. Nếu hệ thống phanh bị hỏng hoặc hoạt động không tốt sẽ làm mất an toàn, dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi vậy nên việc bảo dưỡng hệ thống phanh thường xuyên, đúng hạn là rất cần thiết.

Ferrari 458 Spider “độc nhất” Việt Nam độ "nòng" IPE gần 200 triệu

(Kiến Thức) - Đây là một trong ba chiếc Ferrari 458 Spider hiếm hoi tại Việt Nam, xe sở hữu màu sơn trắng Bianco Avus tinh tế giống như chiếc thứ hai và mới được chủ nhân độ "nòng" ống xả IPE gần 200 triệu đồng.

Ferrari 458 Spider “doc nhat” Viet Nam do

Trước đây, Ferrari 458 Spider tại Việt Nam này từng thuộc sở hữu của một đại gia Hải Phòng nhưng hiện xe đã "định cư" tại Sài Gòn. Dù không có sắc đỏ rực rỡ như nhiều siêu xe khác nhưng chiếc 458 Spider này vẫn rất nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.