Nhà Gia Cát gần như bị diệt sạch, sao đến nay còn hậu nhân?

Gia Cát gia tộc bị diệt vong tại Ngụy quốc, kết thúc sự tồn tại vào thời Tam Quốc. Ba anh em nhà Gia Cát tuy rằng khi còn sống một đời hào quang, vinh hiển nhưng chết đi cũng khá là thê thảm.

Ai cũng biết Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, mưu trí tài tình, nhìn xa trông rộng. Ông được xem là kỳ tài kiệt xuất về quân sự của thời Tam Quốc. Có thể nói, trong dòng chảy của lịch sử thì ông được xem là một thời thông minh hiếm có nhưng lại sinh ra vào thời chiến loại phân tranh nên cả gia tộc Gia Cát Lượng hầu như bị diệt vong.

Mọi người đều biết rằng Gia Cát Lượng có 3 người anh em. Cả ba người bọn họ vì muốn lưu lại huyết thống của nhà Gia Cát, sợ bị liên lụy với nhau nên liền tách nhau ra vì Ngụy Thục Ngô mà cống hiến nhưng rốt cuộc vẫn gặp thảm cảnh diệt tộc. Thế nhưng, nếu như đã bị "nhổ cỏ tận gốc" thì sao gia tộc Gia Cát đến nay vẫn còn có hậu nhân?

Nha Gia Cat gan nhu bi diet sach, sao den nay con hau nhan?
Cả một đời huy hoàng nhưng kết cục của gia tộc Gia Cát cũng được coi là thê thảm vô cùng.

Vậy hậu duệ của họ làm thế nào tồn tại? Hai người anh em khác của Gia Cát Lượng vì nhiều nguyên nhân về chính trị mà bị diệt tam tộc. Trong đó Gia Cát Khác vì bảo thủ, dù quyền cao chức trọng nhưng sau khi bại trận về nước đã bị Tôn thị diệt tộc. Gia Cát Đản vì khởi binh chống lại gia tộc Tư Mã thống trị mà bị Tư Mã Chiêu diệt tộc. Gia Cát gia tộc bị diệt vong tại Ngụy quốc, kết thúc sự tồn tại vào thời Tam Quốc. Ba anh em nhà Gia Cát tuy rằng khi còn sống một đời hào quang, vinh hiển nhưng chết đi cũng khá là thê thảm.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, nước Thục không thể cứu vãn đối mặt với nguy cơ diệt quốc, con trai của ông là Gia Cát Chiêm cùng cháu trai Gia Cát Thượng còn làm gương cho binh sĩ, không sợ hi sinh cùng nhau chống lại đại quân của Đặng Ngải. Hai người rơi vào cảnh yếu thế không thể địch lại quân mạnh như Đặng Ngải, chết trận nơi sa trường. Cuối cùng chỉ còn lại duy nhất một người cháu trai khác của Gia Cát Lượng không có tiếng tăm gì là Gia Cát Kinh.

Nha Gia Cat gan nhu bi diet sach, sao den nay con hau nhan?-Hinh-2

Gia Cát Kinh sở dĩ may mắn còn sống sót là bởi vì cậu khi đó vẫn còn nhỏ. Trong lúc cha con Gia Cát Chiêm chống lại địch thì Gia Cát Kinh vẫn còn nằm trong tã lót, có rất ít người biết đến sự tồn tại của Gia Cát Kinh. Vì vậy mà trở thành hậu nhân duy nhất của nhà Gia Cát xem như tránh khỏi một kiếp. Hậu duệ còn lại may mắn sống sót này đã duy trì được huyết mạch của nhà Gia Cát, truyền lại cho đến nay.

Chẳng trách mà người xưa lại rất coi trọng nhiều con nhiều cháu, ở trong thời kỳ chiến loạn phân tranh, những tội danh liên quan đến diệt tộc của xã hội phong kiến, không cẩn thận liền có thể sẽ bị diệt cả dòng họ. Nhà Gia Cát cũng từng huy hoàng một thời trong lịch sử nhưng chiến sự vô thường, cuối cùng suýt chút nữa cũng biến mất trong dòng chảy của lịch sử mà chẳng có được hậu nhân kế thừa.

Hai lần bỏ rơi vợ con tai tiếng của Lưu Bị

Câu nói của Lưu Bị mặc dù đổi lại sự trung thành từ phía Quan Vũ và Trương Phi, nhưng lại khiến cho hậu thế ngàn năm sau vẫn dấy lên sự tranh cãi.

Nhắc tới vị quân chủ nổi danh Tam Quốc là Lưu Bị, có ý kiến cho rằng cuộc đời đầy biến động của ông có thể tổng kết qua 2 giai đoạn: Nửa đời trước phiêu bạt khắp nơi, vất vả lập nghiệp, nửa đời sau chiếm cứ Ích Châu – Kinh Châu, quyền thế cực thịnh.
Mặc dù chưa thể thực hiện được giấc mộng thống nhất thiên hạ, thế nhưng Lưu Huyền Đức chung quy cũng đã gây dựng được đế nghiệp cho riêng mình.

Tại sao Lưu Bị không trao di ngôn cho Gia Cát Lượng?

Giao con trai là Lưu Thiện và cả nhà Thục Hán cho Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Bị lại đưa di ngôn tuyệt mệnh cho Triệu Vân. Rốt cục là vì sao?

Cả đời hết mình xây dựng cơ nghiệp và luôn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, phục hưng Hán thất, cuối cùng Lưu Bị cũng có được những thành tựu nhất định và đủ vốn liếng vững chắc để lập nên nhà Thục Hán, lên ngôi hoàng đế.

Người có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Không phải Gia Cát Lượng!

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật này đã đoán được cả ý định và lừa cha con Tào Tháo một vố. Sau này, ông trở thành cánh tay đắc lực của Tào Tháo và đối đầu với Gia Cát Lượng.

Khi nói về người thông minh nhất trong thời kỳ Tam Quốc, người ta thường nghĩ đến Gia Cát Lượng. Ông được mệnh danh là "Ngọa Long" với tài năng "liệu sự như thần", túc trí đa mưu. Quả thật, Gia Cát Lượng có tài năng xuất chúng nên được người đời sau ca ngợi.