Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và lần trả lời chất vấn hay nhất

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão chia sẻ, ấn tượng mạnh nhất về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chính là phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đó thực sự là bài học về ứng xử có văn hóa trong các phiên chất vấn ở Quốc hội.

Xuất thân từ nghèo khó, anh Phan Văn Khải tham gia cách mạng từ thời niên thiếu, và cuối năm 1954, anh tập kết ra Bắc. Anh Khải được vào học ở trường Bổ túc văn hóa công nông. Rồi sau đó anh được cử sang Liên Xô học đại học về kinh tế. Từ nghèo khó đi lên, anh thấu hiểu nỗi khổ của người dân nên đã góp phần đề ra nhiều chính sách hợp lòng dân.
Anh Phan Văn Khải lên làm Thủ tướng đúng thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra nghiêm trọng vào năm 1997. Lúc đó nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Rất mừng là, đất nước ta đã vượt qua được cuộc khủng hoảng, trong đó có công đóng góp không nhỏ của anh Phan Văn Khải. Nếu coi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những người đi đầu trong sự nghiệp đổi mới thì anh Phan Văn Khải là một nhà kỹ trị xuất sắc, người tích cực thực hiện sự nghiệp đó bằng cái tâm, bằng năng lực, trình độ, với sự kiên trì sáng tạo của mình.
Tại diễn đàn Quốc hội, anh Khải có dấu ấn rất quan trọng trong việc tiến hành việc truyền hình, phát thanh trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Khi thông qua chương trình chất vấn, có phần Thủ tướng trả lời, khi gặp tôi, anh Khải có hỏi: Từ trước tới nay, thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội là Phó Thủ tướng Thường trực, Thủ tướng chỉ xuất hiện cuối khi cần làm rõ một số vấn đề. Nay mình là Thủ tướng mà cũng phải trả lời chất vấn à? Tôi đáp lại vâng, nội quy kỳ họp đã quy định như vậy, người cao nhất của Chính phủ phải trả lời chất vấn.
Ấn tượng nhất tại phiên chất vấn là anh Phan Văn Khải trả lời về vấn đề điện nông thôn. Vào thời điểm đó, đây là vấn đề rất nóng. Do nhu cầu điện của nông thôn rất lớn mà nhà nước không có tiền để đầu tư, nên nông dân cả nước đã đóng góp tới trên 800 tỷ đồng (vào thập niên 90, số tiền đó rất lớn, tương đương trên 10 nghìn tỷ đồng bây giờ). Đến nay tình hình tài chính của đất nước đã tương đối ổn định.
Cử tri kiến nghị được đối xử công bằng, và đương nhiên phải giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Ở 4 kỳ họp Quốc hội trước, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đặng Vũ Chư trả lời chất vấn, nhưng với thẩm quyền của mình, bộ trưởng không thể trả lời thấu đáo, không thể giải quyết được kiến nghị của cử tri. Với trách nhiệm và tình cảm của mình, tôi đã thuyết phục anh Khải trực tiếp trả lời vấn đề điện nông thôn trước Quốc hội.
Tại phiên trả lời chất vấn, anh Khải đánh giá cao phong trào xây dựng điện nông thôn và cho nhiều bài học kinh nghiệm. Chính phủ đề nghị với Quốc hội cho hoàn trả số tiền trên. Tuy nhiên, thay vì trả cho từng người dân, số tiền đó sẽ chuyển về cho từng xã để làm quỹ xây dựng hạ tầng, trước hết là nâng cấp hệ thống điện, bớt đi giá tiền điện mà mỗi hộ dân phải trả. Ý kiến này được Quốc hội nhất trí và rất hoan nghênh, ủng hộ.
Ngay sau đó, trong buổi họp báo, với sự phấn khích trước việc giải quyết một vấn đề nan giải trong thời gian dài, tôi đã nói: Đó là lần phát biểu hay nhất trong 20 năm qua của Thủ tướng Phan Văn Khải. Với tôi, anh Khải là một người anh sống chân thành, chất phác, mộc mạc, giản dị và được nhiều người yêu mến.
Nhìn lại những đóng góp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cho thấy, công tác cán bộ hiện nay là vấn đề rất quan trọng và xã hội đang đòi hỏi có những đổi mới căn bản. Qua cuộc đời và sự nghiệp của anh Phan Văn Khải cho chúng ta nhiều bài học bổ ích.

An toàn thực phẩm: Câu chuyện dài chưa hồi kết

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều cơ quan ban ngành cùng vào cuộc nhưng câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.

Tăng cường kiểm tra để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe nhân dân
Tăng cường kiểm tra để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe nhân dân
Hà Nội lập mô hình tương tự “tổ liên ngành 141” để kiểm tra, xử lý quyết liệt với hành vi mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP). Còn TP HCM có cơ quan độc lập chuyên nghiệp quản lý ATTP nhằm kiểm soát, đảm bảo ATTP cho người dân. Những động thái cương quyết, trách nhiệm này của hai đầu tầu kinh tế đã hé mở lời giải cho bài toán khó về ATTP khiến người dân bất an bấy lâu. Thế nhưng thực tế cho thấy không phải cứ có cơ quan chuyên trách quản ATTP thì mọi chuyện sẽ đi vào quỹ đạo.

Hình ảnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bên các nguyên thủ thế giới

(Kiến Thức) - Trong sự nghiệp chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã tiếp xúc và làm việc với nhiều vị nguyên thủ thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin hay cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush…

Hồi năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Nhà Trắng ngày 21/6/2005. Ảnh: Getty Images.
Hồi năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Nhà Trắng ngày 21/6/2005. Ảnh: Getty Images. 

Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã mời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và phái đoàn Việt Nam tham quan Nhà Trắng trong chuyến thăm hồi năm 2005. Ảnh: Whitehouse.
 Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã mời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và phái đoàn Việt Nam tham quan Nhà Trắng trong chuyến thăm hồi năm 2005. Ảnh: Whitehouse.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2000. Ảnh: Kremlin.ru.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2000. Ảnh: Kremlin.ru.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đi cùng lãnh tụ Cuba Fidel Castro tại La Habana trong chuyến công du 4 ngày tới Cuba, bắt đầu từ ngày 29/10/2002. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đi cùng lãnh tụ Cuba Fidel Castro tại La Habana trong chuyến công du 4 ngày tới Cuba, bắt đầu từ ngày 29/10/2002. Ảnh: Getty Images. 

Từ trái sang phải: Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, Tổng thống Mỹ George W. Bush và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm tại Viện bảo tàng Khoa học và Công Nghệ sau một cuộc họp của APEC ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/10/2001. Ảnh: Getty Images.
 Từ trái sang phải: Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, Tổng thống Mỹ George W. Bush và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm tại Viện bảo tàng Khoa học và Công Nghệ sau một cuộc họp của APEC ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/10/2001. Ảnh: Getty Images. 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trước cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/12/2003. Ảnh: Getty.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trước cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/12/2003. Ảnh: Getty. 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi tại Putrajaya ngày 21/4/2004 trong chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày tới Malaysia nhằm thảo luận về các vấn đề về kinh tế, thương mại song phương. Ảnh: Getty.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi tại Putrajaya ngày 21/4/2004 trong chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày tới Malaysia nhằm thảo luận về các vấn đề về kinh tế, thương mại song phương. Ảnh: Getty.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Australia John Howard và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/10/2003. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Australia John Howard và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/10/2003. Ảnh: Getty Images. 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có bài phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Singapore ngày 9/3/2004. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có bài phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Singapore ngày 9/3/2004. Ảnh: Getty Images. 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinawatra (giữa) ký thành lập Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 12/12/2005. Ảnh: Getty Images.
 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinawatra (giữa) ký thành lập Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 12/12/2005. Ảnh: Getty Images. 

Thủ tướng Nga khi đó là ông Mikhail Fradkov (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm chính thức tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/2/2006. Ảnh: Getty Images.
 Thủ tướng Nga khi đó là ông Mikhail Fradkov (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm chính thức tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, ngày 16/2/2006. Ảnh: Getty Images.