Nguyên Thứ Trưởng Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố nhưng đang ở Pháp

(Kiến Thức) - Thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bà Hồ Thị Kim Thoa đang ở Pháp. Vậy Bộ Công an sẽ làm gì để dẫn bà Thoa về nước truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật?

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu bà Kim Thoa sang Pháp và thời điểm bị khởi tố không ở Việt Nam. Dư luận đặt câu hỏi, việc tương trợ tư pháp để bắt bà Hồ Thị Kim Thoa về nước sẽ được tiến hành thế nào?
Nguyen Thu Truong Ho Thi Kim Thoa bi khoi to nhung dang o Phap
 Bà Hồ Thị Kim Thoa.
Liên quan vụ việc trên, một cán bộ điều tra cho biết, cơ quan điều tra đang làm các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol ra lệnh quốc tế, sau đó phối hợp mới bắt về nước.
Theo quy định để có được sự vào cuộc và giúp đỡ của Interpol trong việc phát lệnh truy nã quốc tế, CQCSĐT Bộ Công an cần gửi Lệnh truy nã đối tượng phạm tội đến Văn phòng Interpol Việt Nam. Với vai trò là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát Việt Nam với Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế, Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Interpol quốc tế ra thông báo truy nã quốc tế.
Cơ sở pháp lý để Việt Nam thực hiện việc dẫn độ tội phạm với nước ngoài được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tương trợ Tư pháp (TTTP) năm 2007 cũng như các Hiệp định TTTP về Hình sự giữa Việt Nam và các nước.
Theo luật tương trợ tư pháp năm 2007, cụ thể tại điều 20 về yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự nêu rõ, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu; Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam;) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định của Luật này.
Tại điều 22 quy định về thủ tục ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài nêu rõ, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 18 của Luật này và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự.
Tại điều 32 quy định rõ về dẫn độ. Theo đó, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Theo quy định, trường hợp với quốc gia mà Việt Nam chưa ký hiệp định có thể thỏa thuận trực tiếp theo nguyên tắc có đi có lại, phù hợp thông lệ quốc tế. Khi đó hai quốc gia sẽ đàm phán giải quyết vụ việc cụ thể, nhưng phải theo nguyên tắc chung của quốc tế.
Bên cạnh đó, việc từ chối dẫn độ cũng có những nguyên tắc cụ thể. Như việc các nước Châu Âu không đồng ý dẫn độ với những trường hợp mà chuyển giao người phạm tội về nước sở tại sẽ dẫn tới việc áp dụng hình phạt tử hình với người này. Ngoài ra, các nước cũng có thể từ chối dẫn độ khi việc đó ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia hoặc phụ thuộc quan hệ của các nước với nhau.
Tuy nhiên, sự việc này không ảnh hưởng bởi tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” mà bà Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố có mức án không cao.
Hiện cơ quan này mở rộng điều tra vụ án, xác định rõ sai phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa và những người liên quan trong quá trình biến khu đất công thành tư với giá rẻ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thương vụ Sabeco: Tỷ phú Thái Lan có “lách luật”?

Nguồn: VTC 1

Phạt người ‘vu khống’ ông Trần Vĩnh Tuyến trên mạng, Sở TT&TT TPHCM nói gì?

Ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) TPHCM khẳng định xử phạt ông Quách Duy, chuyên viên Văn phòng UBND TPHCM là đúng quy định.

Trao đổi với Tiền Phong trưa 12/7, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở TT&TT TPHCM khẳng định sẽ không xem xét lại quyết định xử phạt đối với ông Quách Duy.

Theo ông Nguyễn Đức Thọ, Thanh tra Sở TT&TT đã nhiều lần làm việc với ông Quách Duy trước khi ban hành quyết định xử phạt. Tại thời điểm đó, ông Duy có nghĩa vụ chứng minh sự việc đã thông tin trên facebook có xảy ra.

Cụ thể: Ông Duy phải chứng minh được với cơ quan chức năng có việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao “đất vàng” giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến.

Tuy nhiên, Chánh Thanh tra Sở TT&TT cho biết, trong các buổi làm việc, ông Quách Duy đã không chứng minh được thông tin mình đăng trên facebook là đúng, chỉ cho biết “nghe ở đâu đó".

Việc thứ hai là ông Duy phải cung cấp thông tin có việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm việc, tiếp nhận hồ sơ, điều tra làm rõ vụ thoái vốn gây thất thoát tài sản nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất trái phép liên quan đến ông Trần Vĩnh Tuyến nhưng ông Duy cũng không chứng minh được.

Phat nguoi ‘vu khong’ ong Tran Vinh Tuyen tren mang, So TT&TT TPHCM noi gi?
Quyết định của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM xử phạt hành chính ông Qúach Duy 
Theo ông Nguyễn Đức Thọ, ông Quách Duy thông tin trên facebook là nói đến khu đất “vàng” trên đường Tôn Thất Thuyết (quận 4) liên quan đến ông Trần Vĩnh Tuyến. Thông tin này là không chính xác.
“Tại thời điểm đó, ông Duy phải có nghĩa vụ chứng minh vì thông tin ông đưa ra gây hoang mang dư luận xã hội. Nếu lúc đó ông Duy chứng minh được thông tin mình đưa ra là chính xác thì sẽ không bị xử lý. Hơn nữa, đến thời điểm này, chưa ai dám nói ông Trần Vĩnh Tuyến có sai phạm hay không. Ông ấy mới bị khởi tố thôi. Một người chỉ được xem là có tội sau khi tòa án phán quyết”, ông Thọ nói.
Phat nguoi ‘vu khong’ ong Tran Vinh Tuyen tren mang, So TT&TT TPHCM noi gi?-Hinh-2
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến phát tiền lì xì (mừng tuổi đầu năm) cho đội ngũ kỹ sư, công nhân ra quân đầu năm thi công dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên 
Ông Quách Duy, sinh năm 1982 là chuyên viên văn phòng UBND TPHCM. Tháng 5/2019, ông Duy bị Thanh tra Sở TT&TT ban hành quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì viết Facebook thông tin "vu khống, xúc phạm danh dự người khác".
Theo Thanh tra Sở TT&TT, vào lúc 17h38 ngày 9/4/2019, ông Duy đã cung cấp, tuyên truyền, đưa thông tin “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao 'đất vàng' giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, điều tra làm rõ vụ thoái vốn gây thất thoát tài sản nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất trái phép khu đất vàng số 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4, TPHCM”.
Thông tin này đăng trong bài viết “Đốt củi” trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng. Theo Thanh tra Sở TT&TT, thông tin nói trên có nội dung "vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác".
Cho rằng quyết định xử phạt của Chánh thanh tra Sở TT&TT không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại quyền lợi nên ông Quách Duy đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TPHCM.
Theo đơn khởi kiện, ông Quách Duy yêu cầu tòa án buộc Sở TT&TT hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 12/QĐ-XPVPHC ngày 23/5/2019 của Thanh tra Sở, đồng thời buộc Chánh Thanh tra Sở bồi thường cho ông Quách Duy số tiền 7,5 triệu đồng ông Duy phải đóng phạt trong thời gian chờ tòa án giải quyết.
Phat nguoi ‘vu khong’ ong Tran Vinh Tuyen tren mang, So TT&TT TPHCM noi gi?-Hinh-3
Ông Quách Duy đến tham dự phiên tòa xét xử theo đơn khởi kiện của ông về việc yêu cầu Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông rút lại quyết định xử phạt. 

Trong đơn khởi kiện, ông Duy cho rằng ông đăng thông tin trên đúng sự thật, không vi phạm pháp luật, bởi lẽ đó chỉ là dẫn, trích lại thông tin từ báo mạng. Đơn kiện của ông Duy còn cho rằng việc xử phạt đối với ông chưa bảo đảm về mặt thẩm quyền, thủ tục luật định.

Ngày 16/9/2019, TAND TPHCM đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ khiếu kiện quyết định hành chính giữa ông Quách Duy (chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM) và Chánh thanh tra Sở TT&TT TPHCM.

Hội đồng xét xử nhận định vụ án này liên quan đến việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc ban hành quyết định xử phạt của Chánh Thanh tra Sở là đúng quy trình và thẩm quyền.

Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Qúach Duy có cung cấp một số tài liệu nhưng chỉ là bản sao và đến lúc xét xử, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chưa đưa ra ý kiến. Vì vậy, các tài liệu trên không được xem là chứng cứ đối với vụ án. Ông Duy chưa đưa được các chứng cứ chứng minh bài viết của mình là đúng sự thật. Và cũng không có cơ quan chức năng nào phát ngôn nội dung ông Duy đăng tải là đúng sự thật.

Từ nhận định trên, hội đồng xét xử tuyên bác yêu cầu khởi kiện hủy quyết định xử phạt của ông Duy. Do không chấp nhận việc khởi kiện này nên tòa án cũng bác yêu cầu của ông Quách Duy đòi bồi thường lại tiền đóng phạt.

Trước đó vào đầu tháng 8/2019, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TPHCM thông báo thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng đối với ông Quách Duy.
Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TPHCM đề nghị Đảng ủy Văn phòng UBND TPHCM phối hợp với lãnh đạo Văn phòng UBND TPHCM tổ chức xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền đối với ông Duy theo quy định.
Ngày 11/7/2020, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM Trần Trọng Tuấn cùng hàng loạt cán bộ TPHCM đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219, Bộ luật hình sự năm 2015.
Cơ quan tố tụng cũng đã tống đạt quyết định khởi tố, lệnh khám xét nơi ở và làm việc và bắt giam một số bị can. Riêng ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn được tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cùng ngày, Thường trực HĐND TPHCM đã bị tạm định chỉ tư cách đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng có quyết định tạm đình chỉ công tác ông Tuyến.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn bị khởi tố vì liên quan tới những sai phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Người phụ nữ bán hoa quả bị đâm nhập viện

(Kiến Thức) - Đang bán hoa quả trên đường, người phụ nữ bất ngờ bị một đối tượng dùng dao thủ sẵn trong người lao tới đâm trọng thương phải nhập viện cấp cứu.

Theo thông tin ban đầu, vụ người phụ nữ bị đâm nhập viện xảy ra vào khoảng 10h ngày 13/7, tại xã Tiền Phong, huyện Mệ Linh.
Cụ thể, vào khoảng thời gian trên, người phụ nữ đang bán hoa quả trên đường thì bất ngờ bị một người đàn ông lao tới dùng dao đâm trọng thương phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.