Nguyên TGĐ mới bị bắt của Ngân hàng Xây dựng là ai?

Không chỉ là chuyên gia BĐS, ông Phan Thành Mai, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng, từng có thời gian hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.

Một chuyên gia, 3 ngành “nóng”

Sinh ngày 20/6/1971, ông Phan Thành Mai sớm được dư luận biết đến khi xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện thông tin đai chúng. Nắm giữ chức vụ, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong thời kỳ bất động sản nóng hầm hập rồi… đóng băng, tên tuổi ông Phan Thành Mai “nổi” không kém bất cứ một chuyên gia địa ốc nào.
Trong làng bất động sản, ông Mai hoạt động khá năng nổ. Tháng 1/2013, ông đã có những kiến nghị chính sách cần thực hiện để hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Một trong những kiến nghị nổi bật là giảm lãi suất từ 13%-15% về 8–10%/năm.
Với vai trò Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Mai từng đề xuất cơ quan quản lý phổ biến với các ngân hàng thương mại về gói sản phẩm dành cho 4 nhà nhằm thúc đẩy các dự án bất động sản dở dang thông qua việc cấp vốn trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng, nhà sản xuất...
Ông Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng.
Ông Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng.
Nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, người đàn ông quê Nghệ An gây bất ngờ cho dư luận khi “tấn công” sang một lĩnh vực “nóng” khác là ngân hàng.
Tháng 3/2013, ông Mai có tên trong danh sách bầu cử vào Hội đồng quản trị Ngân hàng TrustBank – tên cũ của Ngân hàng Xây dựng.
Đầu năm 2013 là khoảng Ngân hàng TrustBank thực hiện tái cấu trúc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Trước khi ông Mai xuất hiện, Tập đoàn Thiên Thanh được nhắc tới với vai trò đối tác chiến lược đồng hành cùng tiến trình tái cơ cấu TrustBank.
Là Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhưng lại bất ngờ rẽ ngang sang ngân hàng, ông Mai khiến không ít người đặt ra câu hỏi về vị trí và sự đóng góp của ông Mai với ngân hàng mới này. Sau này, ông Mai đã thừa nhận ông đại diện cho nhóm các doanh nghiệp bất động sản đến từ Hà Nội.
Chỉ sau 3 tháng điền tên trong danh sách bầu cử vào Hội đồng quản trị Ngân hàng TrustBank, đến tháng 5/2013, ông Mai được giới thiệu là tân Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng – ngân hàng vừa được đổi tên từ TrustBank. Không lâu sau đó, ông Mai chính thức được bổ nhiệm vào vị trí điều hành cao nhất ngân hàng.
Cũng như trong lĩnh vực bất động sản, trong ngành ngân hàng, ông Mai tiếp tục là cái tên được nhắc tới nhiều. Đầu năm 2014, ông đại diện cho Ngân hàng Xây dựng cùng với Tập đoàn Thiên Thanh đứng ra tổ chức cũng như tham dự nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo về gói tín dụng 50.000 tỷ đồng hay sản phẩm liên kết 4 nhà dành cho bất động sản.
Trên thị trường Việt Nam, 3 ngành “nóng” nhất có thể kể đến là bất động sản, ngân hàng và chứng khoán thì ông Mai khá nổi danh trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng, còn trong chứng khoán, tên tuổi ông khá mờ nhạt. Chính vì vậy, dư luận khá ngạc nhiên khi biết ông Mai là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt (DVSC) kể từ tháng 12/2013.
Như vậy, trong năm 2013, ông Mai đã hoàn tất “nhiệm vụ” đạt được vị trí quan trọng trong cả 3 ngành nóng bất động sản, ngân hàng và chứng khoán.
Khổ vì chứng khoán và ngân hàng?
Ông Mai được biết đến đầu tiên ở cương vị Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Mặc dù ông và đồng nghiệp đã nỗ lực rất nhiều nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn trong thời kỳ cần “phá băng”. Tuy nhiên, không ai đổ lỗi cho những lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vì thị trường bất động sản vốn đã ẩn chứa trong mình nhiều bất ổn.
Chưa gặt hái được thành tựu nổi bật với bất động sản những dẫu sao bất động sản cũng chưa để ông Mai nếm trái đắng. Còn hai “ngành nóng” khác mà ông vừa tham gia là chứng khoán và ngân hàng lại khiến ông đau đầu.
Tháng 12/2013, ông Mai trở thành thành viên Hội đồng quản trị của DVSC khi công ty này đang thua lỗ. Quý 1/2014, thời điểm ông Mai đóng góp công sức được 3 tháng, DVSC lãi 1,16 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lãi này không được đánh giá cao khi đa số các nguồn thu đều suy giảm. Lợi nhuận của DVSC chủ yếu đến từ tự doanh.
Quý 2/2014, DVSC lại trở về xu hướng quen thuộc là thua lỗ. Vì tập trung cho tự doanh, hoạt động mang lại lợi nhuận cho DVSC trong quý 1 lại khiến DVSC lỗ 280 triệu đồng.
DVSC là một trong những công ty chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn. DVSC khó khăn vì hoạt động kinh doanh ít có tiến triển. Bên cạnh đó, DVSC còn dính tới những lùm xùm liên quan tới tiền của khách hàng.
Trong khi công ty chứng khoán DVSC, nơi ông Mai giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị vẫn gặp khó thì ông Mai lại dính lao lý với ngân hàng. Chiều 29/7, cùng với sếp lớn của Tập đoàn Thiên Thanh ông Phan Thành Mai bị khởi tố và bắt tạm giam.
Một nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết, bước đầu cơ quan điều tra xác định nguyên Tổng giám đốc của Ngân hàng Xây dựng đã dùng sổ tiết kiệm của một doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản... Khi quá hạn, các khoản vay trên không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng hàng ngàn tỷ đồng...

“Đầu gấu” bảo kê xe quá tải phá cao tốc Nội Bài-Lào Cai

(Kiến Thức) - Xe quá tải đi thành đoàn, có "đầu gấu", bảo kê trấn áp lực lượng bảo vệ, buộc Công ty vận hành đường cao tốc phải cho phương tiện đi qua.

Thông tin từ ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, trong đầu tháng 7 đến nay, tình trạng phương tiện giao thông chở quá tải với số lượng lớn vẫn tiếp tục lưu thông và dừng đỗ trên tuyến đường cao tốc đang khai thác thuộc dự án đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai. Các phương tiện ra vào ngay tại điểm đầu tuyến khu vực nút giao Quốc lộ 18, Quốc lộ 2 và các nút giao khác trên tuyến, đặc biệt là việc các xe tải này dừng đỗ, căn giờ “né” trạm cân chạy vào các tuyến đường đang thi công hoàn thiện (gói thầu A4, A5). Qua tìm hiểu, các xe tải này chủ yếu chở nông sản, hàng hóa và gần đây chở gạo lên biên giới với lượng vượt tải rất lớn.
Xe quá tải ùn ùn "phá" cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: VEC
 Xe quá tải ùn ùn "phá" cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: VEC

Chị ruột bà trùm Dung Hà bị bắt tại Đà Lạt

(Kiến Thức) - Võ Hoàng Oanh (57 tuổi), hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, chị ruột Dung Hà vừa bị bắt tại Đà Lạt (Lâm Đồng) về hành vi đánh bạc.

Ngày 14/7, công an tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa triệt phá ổ đánh bạc của các trùm cờ bạc khét tiếng tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt.
Theo báo cáo nhanh của công an tỉnh Lâm Đồng, vào 12/7, công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện chuyên án bí số “SO214” triệt phá băng nhóm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên địa bàn TP Đà Lạt do hai đối tượng Phan Nguyễn Bảo Vương, ngụ tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt và Nguyễn Ngọc Dung, ngụ tại thị trấn Đ’Ran, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tạm trú tại xã Trạm Hành, mượn nhà của gia đình ông Tôn Thất Lâm Tuyền làm nơi tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
Tang vật thu giữ tại hiện trường
 Tang vật thu giữ tại hiện trường

Lạnh người những ngôi nhà trên… “miệng tử thần” ở Lạng Sơn

Nhà bếp, chuồng gà... bị “Hà Bá” kéo xuống sông, nhà thì nứt nẻ chằng chịt… hàng chục hộ dân ở TP Lạng Sơn đang ngồi trên "miệng tử thần".

Đó là hậu quả của cơn bão số 2 mang tên “Thần Sấm” gây ra. Người dân ở đường Bến Bắc, phường Tam Thanh (TP Lạng Sơn) cho biết, trận lụt lịch sử năm 2008 nước lũ dâng cao hơn trận lụt này khoảng 40 cm, nhưng không gây sạt lở và thiệt hại như hiện nay. Trong ảnh là hàng trăm mét ta luy dọc theo bờ sông Kỳ Cùng, đoạn thuộc tổ 14, phường Tam Thanh (TP Lạng Sơn) đã bị lũ cuốn trôi tọt xuống sông Kỳ Cùng.
 Đó là hậu quả của cơn bão số 2 mang tên “Thần Sấm” gây ra. Người dân ở đường Bến Bắc, phường Tam Thanh (TP Lạng Sơn) cho biết, trận lụt lịch sử năm 2008 nước lũ dâng cao hơn trận lụt này khoảng 40 cm, nhưng không gây sạt lở và thiệt hại như hiện nay. Trong ảnh là hàng trăm mét ta luy dọc theo bờ sông Kỳ Cùng, đoạn thuộc tổ 14, phường Tam Thanh (TP Lạng Sơn) đã bị lũ cuốn trôi tọt xuống sông Kỳ Cùng.