Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ

(Kiến Thức) - Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng...

Hỏi: Cháu bé nhà tôi 3 tuổi, rất hay dị ứng thức ăn. Gia đình chúng tôi ăn gì cũng thường nấu cho cháu ăn theo cho quen nhưng riêng cháu cứ ngứa, mẩn hết mặt lên rồi tự khỏi. Tôi phải làm sao bây giờ? - Mỹ Duyên (Trung Văn, Hà Nội).
Nguyen nhan gay di ung thuc an o tre
 Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ.
ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng. 
Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50 - 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau. 
Trong những trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này, tuy nhiên tốt nhất vẫn là loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này. 
Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trường hợp dị ứng xuất hiện sớm, trẻ thường giảm và mất dần tình trạng mẫn cảm với thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ đã lớn có thể thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng một cách thận trọng. 
Lưu ý là những trường hợp dị ứng thức ăn xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thức ăn như lạc, tôm, cá, tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng trong những trường hợp này. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các thức ăn đó. 

Món ngon dễ làm sữa chua phô mai Đà Lạt

(Kiến Thức) - Bạn đã thử ăn sữa chua phô mai chưa? Cuối tuần hãy làm món này để đãi cả gia đình nhé.

Mon ngon de lam sua chua pho mai Da Lat
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể ăn được. Sữa chua giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Bạn nên ăn 2 hũ sữa chua một ngày sau khi ăn để tăng tác dụng của nó. 
Mon ngon de lam sua chua pho mai Da Lat-Hinh-2
Ngày nay, sữa chua đã được làm với nhiều phiên bản khác nhau, sữa chua từ nha đam, sữa chua nếp cẩm, sữa chua mít, sữa chua phô mai ... Mỗi loại đều có vị ngon riêng. Các bạn hãy thử làm sữa chua phô mai để đa dạng hóa món tráng miệng cho nhà mình nhé. 
Mon ngon de lam sua chua pho mai Da Lat-Hinh-3
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị sữa đặc, sữa tươi không đường, nước sôi, một hộp sữa chua cái, phô mai con bò cười.  
Mon ngon de lam sua chua pho mai Da Lat-Hinh-4
Sau đó đun cách thủy hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi, phô mai đã nghiền nhuyễn. Trong quá trình đun, để nhỏ lửa và quấy đều để phô mai hòa tan.   

Hiểm họa đến từ gan nhiễm mỡ

(Kiến Thức) - Gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng mỡ tích lũy vượt quá 5% trọng lượng gan và trong tế bào gan chứa nhiều không bào mỡ.

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh xảy ra với 10-25% dân số thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng, cùng tỉ lệ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan ngày càng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng mỡ tích lũy vượt quá 5% trọng lượng gan và trong tế bào gan chứa nhiều không bào mỡ. Đây là bệnh lý khó nhận biết do ít có biểu hiện sớm, chỉ khi những biến chứng trở nên trầm trọng thì người bệnh mới tá hỏa đi khám và phát hiện bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu không được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa kịp thời Gan nhiễm mỡ sẽ dẫn tới một chuỗi bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Hiem hoa den tu gan nhiem mo
Ung thư gan.