Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Nguyễn Công Trứ, vị quan “ngông”, 80 tuổi vẫn xin tòng quân đánh giặc

18/06/2021 06:40

Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là vị quan “ngông” với thái độ sống đầy tự tin, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến. Ông cũng nổi bật bởi tấm lòng yêu nước thương dân, 80 tuổi vẫn xin vua ra trận đánh giặc.

Thu Hà (TH)

Chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực bất tử của vua nhà Nguyễn

Giải mã bảo bối đánh địch siêu phàm của danh tướng Triệu Vân

Bí mật quyền phát lệnh tấn công hạt nhân của Tổng thống Mỹ

Con gái Hoàng Hoa Thám, nổi danh tại châu Âu gần 100 năm trước

Bộ Không gì là không thể của UAE đặc biệt thế nào?

 Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn (1778-1858), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ra ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình, năm 10 tuổi theo gia đình về quê cha ở Hà Tĩnh.
Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn (1778-1858), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ra ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình, năm 10 tuổi theo gia đình về quê cha ở Hà Tĩnh.
Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng.
Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng.
Lận đận trong chuyện “lều chõng”, mãi đến năm 1819, khi đã 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Ông làm quan ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi tiếng là thanh liêm, chính trực, tài trí hơn người.
Lận đận trong chuyện “lều chõng”, mãi đến năm 1819, khi đã 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. Ông làm quan ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi tiếng là thanh liêm, chính trực, tài trí hơn người.
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những chiến công trong quân sự, kinh tế; nhưng với tính cách thẳng thắn vượt vòng kiêm tỏa, không màng danh lợi, không ít lần ông bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những chiến công trong quân sự, kinh tế; nhưng với tính cách thẳng thắn vượt vòng kiêm tỏa, không màng danh lợi, không ít lần ông bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Năm 1847, ở tuổi 70, Nguyễn Công Trứ xin về hưu nhưng vua không đồng ý. Năm 1848, ông mới được về hưu hẳn. Nhưng, năm Mậu Ngọ (1858), khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đã 80 tuổi, ông vẫn tha thiết xin vua được tòng quân đi đánh giặc. Thấy ông tuổi già sức yếu, vua đã không chuẩn y.
Năm 1847, ở tuổi 70, Nguyễn Công Trứ xin về hưu nhưng vua không đồng ý. Năm 1848, ông mới được về hưu hẳn. Nhưng, năm Mậu Ngọ (1858), khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đã 80 tuổi, ông vẫn tha thiết xin vua được tòng quân đi đánh giặc. Thấy ông tuổi già sức yếu, vua đã không chuẩn y.
Công lao của Nguyễn Công Trứ được ghi nhận ở nhiều lĩnh vực. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay)…
Công lao của Nguyễn Công Trứ được ghi nhận ở nhiều lĩnh vực. Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay)…
Ngoài việc khai khẩn đất đai, Nguyễn Công Trứ còn có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang...
Ngoài việc khai khẩn đất đai, Nguyễn Công Trứ còn có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang...
Ông còn chăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nông dân, đề nghị "đặt nhà học" cho con em nhân dân, "đặt xã thương" ở các làng để quản lý thóc gạo và rất nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cuộc sống cho dân.
Ông còn chăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nông dân, đề nghị "đặt nhà học" cho con em nhân dân, "đặt xã thương" ở các làng để quản lý thóc gạo và rất nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cuộc sống cho dân.
Không chỉ là nhà quân sự, nhà khẩn hoang, Nguyễn Công Trứ còn là nhà thơ nổi bật trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Thơ ca của Nguyễn Công Trứ xoay quanh các chủ đề như chí nam nhi "Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.
Không chỉ là nhà quân sự, nhà khẩn hoang, Nguyễn Công Trứ còn là nhà thơ nổi bật trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Thơ ca của Nguyễn Công Trứ xoay quanh các chủ đề như chí nam nhi "Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.
Ông cũng viết nhiều về thế thái nhân tình như "Tau ở nhà tau, tau nhớ mi/ Nhớ mi nên phải bước chân đi/ Không đi mi nói: răng không đến?/ Đến thì mi nói: đến làm chi". (Ảnh: Khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ)
Ông cũng viết nhiều về thế thái nhân tình như "Tau ở nhà tau, tau nhớ mi/ Nhớ mi nên phải bước chân đi/ Không đi mi nói: răng không đến?/ Đến thì mi nói: đến làm chi". (Ảnh: Khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ)
Nổi tiếng bậc nhất trong các áng thơ ca của Nguyễn Công Trứ có thể kể đến "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện chất ngông đầy khí phách của Nguyễn Công Trứ. (Ảnh: Khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ).
Nổi tiếng bậc nhất trong các áng thơ ca của Nguyễn Công Trứ có thể kể đến "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện chất ngông đầy khí phách của Nguyễn Công Trứ. (Ảnh: Khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ).
Ngày nay, các nhà sử học đều khẳng định, Nguyễn Công Trứ là một trí thức lớn, một nhà chính trị và nhà thơ lớn của dân tộc. Cuộc đời ông là bản hùng ca về khí phách nam nhi và cái ngông của bậc dũng tướng. (Ảnh: Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ).
Ngày nay, các nhà sử học đều khẳng định, Nguyễn Công Trứ là một trí thức lớn, một nhà chính trị và nhà thơ lớn của dân tộc. Cuộc đời ông là bản hùng ca về khí phách nam nhi và cái ngông của bậc dũng tướng. (Ảnh: Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ).
Mời độc giả xem video:Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH. Nguồn: VTV24.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status