Nguy cơ nào từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

(Kiến Thức) - Giới phân tích đã đưa ra những nhận định riêng về khả năng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại bùng nổ, sau khi Tổng thống Donald Trump hồi đầu tuần thông báo sẽ nâng thuế suất 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10/5.

Trưa 5/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter sẽ nâng thuế suất 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10/5. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng dọa sẽ áp thuế 25% đối với 325 tỉ USD giá trị hàng hóa còn lại của đối phương trong “thời gian ngắn”.
Tuyên bố của Tổng thống Trump có thể khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tạm "đình chiến" suốt 5 tháng qua bất ngờ bùng phát trở lại.
Nguy co nao tu chien tranh thuong mai My - Trung?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồitháng 11/2017. Ảnh: Getty.
Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter, tờ The Wall Street Journal dẫn các nguồn tin cho hay Bắc Kinh dự định hủy cuộc đàm phán với Washington.
Tuy nhiên, sau đó, theo CNBC, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vẫn sẽ sang Washington để đàm phán và phía Trung Quốc đã đồng ý quay trở lại với các cam kết trước đó.
Thông báo tham dự đàm phán với Mỹ của Phó Thủ tướng Lưu Hạc phần nào giúp làm giảm bớt nỗi lo cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ đi vào bế tắc, sau tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Trump hồi đầu tuần. Tuy nhiên, dư luận vẫn lo ngại về nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tái bùng phát.
"Rủi ro chiến tranh thương mại toàn diện đang leo thang. Lời đe dọa của ông Trump có thể phản tác dụng nếu Trung Quốc không muốn đàm phán trong tình thế bị 'chĩa súng vào đầu", Chua Hak Bin, nhà kinh tế học cấp cao tại Maybank Kim Eng Research bình luận.
"Trung Quốc không thể nhượng bộ theo ý Mỹ muốn khi đang bị 'chĩa súng vào đầu'. Nếu thuế ông Trump đe dọa được thực hiện vào ngày 10/5, Trung Quốc sẽ đáp trả", Zhou Xiaoming, cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, nói.
"Cuộc chiến thương mại thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, không thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, tác động của nó đến mức nào và liệu Trung Quốc thể tìm cách 'hóa giải' hay không lại là một vấn đề khác", chuyên gia Victor Gao bình luận.
"Hai chính phủ nên thực sự bình tĩnh. Cuộc chiến thuế quan không có lợi ích gì đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh cần một thỏa thuận với Washington và Washington cũng cần một thỏa thuận với Bắc Kinh", chuyên gia Victor nói thêm.
Một số nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Trump đang tìm cách gây sức ép lên Bắc Kinh để cuối cùng ký kết một thỏa thuận thương mại đem lại lợi ích cao. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nền kinh tế Mỹ đang phải chịu tổn thất cho những đòn thuế quan mà Tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc.
Stapleton Roy, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc kiêm Giám đốc sáng lập của Viện Kissinger, nhận định đây là một chiến thuật gây sức ép được đưa ra để tìm cách giành được kết quả phù hợp với những điều kiện Mỹ đang có.
Trong khi đó, một bộ phận khác coi lời đe dọa áp thuế của nhà lãnh đạo Mỹ là dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang bị phá vỡ.

Mời độc giả xem thêm video: Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump, cho rằng việc tăng thuế sẽ không giúp giải quyết tranh chấp thương mại song phương.
"Tổng thống Trump sẽ khó giành chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc hơn những gì ông đã nói", SCMP dẫn lời nhà phân tích David Dodwell thuộc trung tâm nghiên cứu chính sách thương mại Hong Kong-APEC.

Mỹ sẽ thắng Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

Một ngày trước khi Washington tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này.
 

"Chúng tôi sẽ giành chiến thắng", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn trên Fox News phát sóng hôm 23/9 khi được hỏi về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

"Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài 20 năm"

Cựu Chủ tịch FED Kevin Warsh cho rằng: Chúng ta đang đứng trước nguy cơ chiến tranh lạnh thực sự giữa hai siêu cường kinh tế - Mỹ và Trung Quốc.

Trả lời trên kênh truyền hình CNBC, ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng chiến tranh lạnh ở đây là sự bất đồng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)
 Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)

Cựu Chủ tịch FED nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng quan hệ mới với Trung Quốc, chiến tranh thương mại có thể là sự khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 10 – 20 năm. Điều này kéo theo những tác động lớn đối với kinh tế Mỹ.”

Ông Warsh - hiện là chuyên gia của Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford (Mỹ) - đánh giá, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi cả ở cấp chính phủ và cấp doanh nghiệp.

“5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy rõ 2 cực của thế giới: một cực có trọng tâm là Trung Quốc, cực còn lại là Mỹ. Và các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ phải xoay quanh một hoặc cả hai cực này,” ông Warsh dự báo.

Cựu Chủ tịch FED cho rằng, Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng lấy kinh tế tiêu dùng hơn là nguồn vốn và hỗ trợ của Nhà nước làm trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.

Theo nhận định của cựu Chủ tịch FED, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay chỉ là một phần của sự khác biệt về thể chế giữa hai nước. Chẳng hạn, vốn tư bản của Trung Quốc đặt nặng vai trò điều tiết của Nhà nước – điều này khác hoàn toàn với bản chất vốn tư bản hoạt động theo cơ chế thị trường của nền kinh tế Mỹ.

Cựu Chủ tịch FED không đặt nhiều niềm tin vào việc bố trí cuộc gặp thượng định giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi điều này đòi hỏi cả hai nước đều phải có nhu cầu thương thảo, đàm phán.

Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED giai đoạn 2006 - 2011, ông Warsh từng trải qua vị trí cố vấn kinh tế cho chính quyền Tổng thống George W. Bush và làm việc tại Tập đoàn tài chính Morgan Stanley.