Người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ

Việt Nam đã công bố người thứ 2 sau Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.

Vượt qua hơn 20.000 thí sinh dự thi, Thanh Long cùng hai ứng viên khác là Mai Nguyễn Đình Huy và Nguyễn Hoài Nam đã lọt vào top 3. Mai Huy đã có thành tích 2 năm tập chạy marathon tại Australia và là người Việt Nam duy nhất chạy bộ từ Móng Cái tới Cà Mau trong 2 tháng. Trong khi Hoài Nam là học viên phi công của Vietnam Airlines với lợi thế về điều khiển ở độ cao.
Trong buổi công bố người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ - Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân - gửi lời nhắn nhủ tới các thành viên trong chương trình: “Bay vào vũ trụ không phải thật khó nhưng cũng không phải dễ dàng. Vũ trụ mênh mông, mang trong đó những mạo hiểm. Mơ ước và quyết tâm chưa đủ, con người có bản lĩnh và biết cách thực hiện quyết tâm đó. Khi bước vào trung tâm phải học, học nữa, học mãi”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bay vào vũ trụ từ lâu đã trở thành mơ ước của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Người được đại diện cho tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thanh niên Việt Nam trong lần này là chàng trai Vũ Thanh Long. Sinh năm 1993 tại TPHCM, ước mơ được làm việc tại NASA, Long là sinh viên ngành kỹ sư hóa tại Australia. Sở thích của Long là chơi trống, guitar, hát.
Long chấp nhận tạm hoãn việc học để trở về Việt Nam tham gia cuộc thi vì đối với anh, đây chính là cơ hội vàng để thỏa mãn niềm đam mê chinh phục không gian.

Thực hư chuyện có mưa ngoài vũ trụ?

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết, có thể có mưa trên hành tinh ngoài hệ Mặt trời mang tên Kepler-7b. 

Những phát hiện này sẽ được xuất bản trên tạp chí Astrophysical và giúp các nhà khoa học lần đầu tiên lập được bản đồ cấu trúc đám mây trên một thế giới bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta. Và một ngày nào đó, có thể được sử dụng để nghiên cứu những đám mây trên những hành tinh nhỏ hơn, giống Trái đất hơn.

Dân tộc thông minh nhất vũ trụ sống ở đâu?

(Kiến Thức) - Con người-sinh vật thông minh nhất vũ trụ mà chúng ta biết đến thời điểm này sẽ sống quanh những ngôi sao lùn đỏ sau nhiều năm nữa.

Một hành tinh sẽ mất đi sự sống khi các ngôi sao trở nên quá nóng, khiến nước trên bề mặt không thể giữ lại được. Khi các ngôi sao ngày càng sáng, khu vực có tồn tại sự sống lại nằm ra ngoài bán kính quỹ đạo của hành tinh đó. Trái đất của chúng ta cũng vậy. 70% thời gian Trái đất có thể sống được là lúc nó nằm trong vùng “vàng” (nghĩa là khu vực có thể tồn tại sự sống) của Mặt trời và ngần đó thời gian để sự sống hiện diện trên bề mặt Trái đất.

Theo báo cáo của Andrew Rushby và các đồng nghiệp tại Tạp chí Sinh vật học vũ trụ, Trái đất chúng ta sẽ “tuyệt diệt” sau 1,7 tỉ năm nữa. Khi Mặt trời đạt tới 118% độ sáng so với hiện tại, các đại dương sẽ bốc hơi hết và Trái đất sẽ có một địa hình như mặt trăng Titan của sao Thổ.