Người sống sót cuối cùng của bộ lạc Amazon, sống cô độc giữa rừng

Người đàn ông sống cô độc trong hơn 20 năm qua sau khi bộ lạc của mình bị các nông dân thảm sát cách đây 2 thập kỷ trước.

Các chuyên gia lần đầu tiên phát hiện sự tồn tại của người đàn ông này là vào năm 1996, nhưng phải 2 năm sau người ta ghi lại được những hình ảnh đầu tiên về ông ta.
Theo The Guardian, người đàn ông đã sống một mình trong rừng trong 23 năm qua kể từ khi nông dân và những kẻ cướp đất giết chết 5 thành viên khác trong bộ lạc của ông trong một cuộc tấn công năm 1995. Những đối tượng này đã tàn sát và trục xuất người Amazon bản địa ra khỏi trong suốt những năm 1970 và 1980.
Trong hơn 2 thập kỷ đó, người này dành phần lớn thời gian để săn bắt lợn rừng, chim, khỉ bằng cung tên.
Cơ quan quản lý người bản địa thuộc chính quyền Brazil - Funai từ những năm 1990 áp dụng chính sách không can thiệp vào cuộc sống của các nhóm biệt lập trong khu vực. Tuy nhiên, khi phát hiện người sống sót cuối cùng của bộ lạc Amazon vào năm 1996, họ bắt đầu cử người theo dõi từ xa và để lại vũ khí như rìu, dao phay và hạt giống một số loại cây trồng.
Không ai biết tên của người đàn ông hay bộ lạc của ông ta. Những điều người ta biết về người này là khoảng 50 tuổi, rất khỏe mạnh, giỏi săn bắn và trồng trọt cây cỏ, hoa màu.
Trong hơn 20 năm sống một mình, ông ta đã mở rộng diện tích rừng lên tới 8.070 ha để duy trì tập quán sinh sống.
Nguoi song sot cuoi cung cua bo lac Amazon, song co doc hon 20 nam trong rung (ca truc)
Căn nhà dựng bằng cây của người sống sót cuối cùng của bộ lạc Amazon. (Ảnh: J. Pessao) 
Trong đoạn video được Funai quay lại mới đây, này ở trần, đang dùng rìu đốn cây trong rừng rậm.
Bà Fiona Watson, tới từ nhóm nghiên cứu "Sống sót Quốc tế" cho rằng đoạn video này là "phi thường" vì nơi người đàn ông sống bao quanh bởi các trại chăn nuôi ở mọi phía.
"Funai có nghĩa vụ phải chứng minh ông ấy vẫn mạnh khỏe. Điều quan trọng là họ đã giúp ông ấy giữ lại lãnh thổ của mình. Thực tế ông ấy vẫn sống sót cho chúng ta hy vọng. Ông ấy là biểu tượng cuối cùng", bà này cho hay.
Người sống sót của các nhóm bản địa khác trong khu vực nói về tình cảnh họ bị nông dân bắn và phải bỏ trốn khỏi làng. Các chuyên gia Funai tin rằng có khoảng 113 bộ tộc không có liên lạc sống trong khu vực rừng Amazon – trong đó xác định được 27 nhóm và một nhóm sống bên ngoài. Ngoài ra, có 15 bộ tộc không có liên lạc ở Peru, những bộ tộc khác ở Bolivia, Ecuador, Colombia.
Các bộ tộc đi săn bằng ống thổi và cung tên, ngôn ngữ của họ khá khác nhau dù có thể cùng thuộc về các nhóm ngôn ngữ học.

Vụ án “cắt đầu” của đội đặc nhiệm lừng danh SEAL 6

Sau khi Neil Robert chết và bị chặt đầu tại Takur Ghar đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Britt Slabinski - một thành viên SEAL 6 – người sau này đã dẫn một đội giải cứu quay trở lại đỉnh núi để tìm Robert, phát hiện thi thể đồng đội đã bị chặt mất đầu.

Ngày mà SEAL 6 mất đi thành viên đầu tiên kể từ sau sự kiện ngày 9.11, cũng là ngày mà Slabinski trở thành một huyền thoại trong đơn vị.

Cuộc xung đột Syria đi về đâu sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ?

Hy vọng về việc đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Syria giữa Nga và Mỹ có lẽ vẫn xa vời khi hai bên còn nhiều quan điểm khác biệt.

Cuộc gặp Thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin tại Phần Lan hôm 16/7 vừa qua không chỉ cho thấy sự tan băng trong quan hệ song phương mà còn tạo ra tiền đề để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế. Đối với các nhà quan sát Syria, Hội nghị là một cơ hội quan trọng cho cả Nga và Mỹ, để tiến tới một thỏa thuận chung nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 7 năm tại quốc gia Trung Đông này. Thế nhưng, hy vọng về việc đạt được thỏa thuận đó có lẽ vẫn xa vời khi giữa Nga và Mỹ còn nhiều khác biệt trong vấn đề Syria.

Cuộc sống biệt lập của bộ lạc ở Bangladesh

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Rehman Asad đã ghé thăm 5 ngôi làng của một số bộ lạc ở Bangladesh vẫn duy trì lối sống truyền thống “tách biệt” với thế giới hiện đại.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh
Ngôi làng của những bộ lạc ở Bangladesh này nằm sâu trong những quả đồi ở huyện Bandarban. Họ vẫn duy trì lối sống truyền thống và tách biệt với thế giới hiện đại. Ảnh: Những người phụ nữ bản địa ở Bangladesh  đi qua một cây cầu tạm bợ để lấy nước từ một con suối trên đồi.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-2
Theo quan sát của Rehman Asad, phụ nữ trong những bộ lạc này thường làm tất cả việc nhà. 

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-3
Asad đã tiếp xúc với bộ lạc Murong ở Bangladesh. Đây là bộ lạc lớn thứ tư trong khu vực này. Người Murong thường ăn thịt hổ, chó, dê, lợn, bò… 

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-4
Được biết, có khoảng gần 200 ngôi làng nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở đồi Chittagong. 

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-5
Cụ già ngồi khúm núm ở lối vào ngôi nhà nhỏ của mình. Bên trong nhà dường như không có đồ đạc gì và cũng chẳng có điện. 

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-6
Một người phụ nữ bản địa đang bế con trong mùa lễ hội Kumlang. Người dân bản địa tổ chức lễ hội này để cầu mong mùa màng bội thu trong năm tới. 

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-7
 Một bé trai đứng trước ngôi nhà nhỏ trong làng. Nhà của người dân ở đây thường được làm bằng tre và gỗ, trong nhà có từ 3 gian phòng trở lên.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-8
 Những cô gái trong bộ lạc chuẩn bị nước trong lễ hội Kamlang.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-9
 Người dân bản địa nơi đây vẫn duy trì lối sống truyền thống.

Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-10
 Cụ già và cháu bé thuộc bộ lạc Murong đang ngồi chờ lễ hội Kumlang diễn ra. (Nguồn ảnh: Daily Mail)