Người nước ngoài ở Việt Nam được cấp định danh điện tử mức 2

Chính sách này không chỉ phục vụ yêu cầu quản lý mà quan trọng hơn là nhằm mang lại trải nghiệm hành chính thuận lợi, an toàn và thân thiện cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Từ ngày 1/7, Bộ Công an triển khai đồng loạt việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài trên toàn quốc. Đây là một phần trong chiến dịch cao điểm kéo dài 50 ngày đêm nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển định danh và xác thực điện tử quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, đang sử dụng thẻ tạm trú hoặc thường trú còn thời hạn. Hồ sơ gồm hộ chiếu hoặc thẻ cư trú, phiếu đề nghị cấp tài khoản (mẫu TK01), kèm số điện thoại chính chủ và email. Sau khi tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ thu nhận ảnh chân dung, vân tay và xác thực với dữ liệu quốc gia. Trường hợp đã có sinh trắc học, thời gian xử lý không quá 3 ngày làm việc; nếu chưa có, thời gian giải quyết tối đa 7 ngày.

a08-dinh-danh-nuoc-ngoai-3jpg-1751428553794.jpg
Người nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 từ ngày 1/7. (Ảnh: Nam Kiên)

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 mang lại nhiều tiện ích thiết thực. Người sử dụng có thể lưu trữ giấy tờ tùy thân điện tử, thực hiện khai báo lưu trú, thuê nhà, mở tài khoản ngân hàng, truy cập các dịch vụ công hoặc thực hiện giao dịch dân sự mà không cần đến cơ quan hành chính. Việc tích hợp dữ liệu trên nền tảng VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ, tăng tốc độ xử lý và đảm bảo tính xác thực.

Tại Đồng Nai, trong hai ngày đầu triển khai, hơn 200 người nước ngoài đã hoàn thành thủ tục đăng ký. Công an tỉnh bố trí lực lượng làm việc cả ngoài giờ, phối hợp nhà mạng hỗ trợ cấp sim chính chủ ngay tại chỗ, đồng thời phân công cán bộ sử dụng tiếng Anh, Trung, Hàn để hướng dẫn thủ tục.

TP.HCM cũng tổ chức nhiều điểm tiếp nhận tại khu công nghiệp, trường học quốc tế và khu dân cư có đông người nước ngoài. Các điểm này được bố trí khoa học, đảm bảo quy trình tiếp nhận, sinh trắc học, xác minh được thực hiện nhanh gọn, không gây ùn tắc. Công an thành phố còn phát tài liệu hướng dẫn bằng nhiều ngôn ngữ, hỗ trợ người nước ngoài không thông thạo tiếng Việt.

Tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác, chiến dịch cũng đang được triển khai đồng loạt. Một số địa phương đã chủ động tiếp nhận hồ sơ từ trước để chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và nhân sự. Đến thời điểm hiện tại, nhiều nơi ghi nhận lượng người nước ngoài đăng ký tăng nhanh, cho thấy nhu cầu lớn về sử dụng dịch vụ số an toàn và tiện lợi.

Việc cấp định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hệ thống dữ liệu định danh liên thông sẽ hỗ trợ theo dõi cư trú, xử lý vi phạm và giảm thiểu các thủ tục giấy tờ trong nhiều lĩnh vực như hành chính, y tế, tài chính và giáo dục.

Chiến dịch lần này thể hiện nỗ lực rõ ràng trong cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và xây dựng chính quyền điện tử thân thiện. Việc mở rộng tiếp cận định danh số cho người nước ngoài cũng là minh chứng cho chính sách hội nhập, minh bạch và hiện đại của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số.

Nhiều người dùng đổ xô vào VNeID xem địa chỉ mới

Người dân "rủ nhau" vào ứng dụng định danh điện tử VNeID để theo dõi quê quán mới cập nhật.

Từ ngày 1/7/2025, bản đồ hành chính Việt Nam sẽ chính thức có những thay đổi lớn với việc sáp nhập nhiều tỉnh thành, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới. Ngay lập tức, một trong những điều được đông đảo người dân quan tâm và háo hức chờ đợi chính là việc cập nhật thông tin địa chỉ cư trú của mình. Và không nằm ngoài dự đoán, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đã trở thành điểm đến "nóng" nhất những ngày này, khi hàng triệu người dùng liên tục truy cập để xem địa chỉ mới của mình sau sáp nhập.

Theo đó, khi vào ứng dụng VNeID, phần thẻ Căn cước công dân của người dùng vẫn được giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, ở các mục như nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, đã được thay đổi theo địa chỉ mới, gồm xã/phường và tỉnh/thành.

Người nộp thuế lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân từ 1/7

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân.

Về việc sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế, cơ quan thuế lưu ý người nộp thuế một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối tượng được sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế của người nộp thuế bao gồm:

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Cục Thuế đã có thông tin hướng dẫn một số nội dung cơ bản để người nộp thuế biết và thực hiện việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1/7.

Theo đó, đối với trường hợp chưa được cấp mã số thuế trước ngày 1/7, hộ kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Cá nhân, đại diện hộ gia đình (trừ hộ kinh doanh) thực hiện đăng ký thuế trước khi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Người nộp thuế cần kê khai chính xác ba thông tin gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh và số định danh cá nhân, đảm bảo khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi các thông tin trùng khớp, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng làm mã số thuế kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc khi cơ quan thuế thông báo kết quả đối chiếu thành công qua email hoặc số điện thoại đã đăng ký.

Trường hợp người nộp thuế đã được cấp mã số thuế trước ngày 1/7, nếu thông tin đăng ký thuế khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan thuế sẽ tự động chuyển đổi mã số thuế sang số định danh cá nhân, không phát sinh thêm thủ tục hành chính. Từ thời điểm đó, người nộp thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân để kê khai, nộp thuế, điều chỉnh hoặc bổ sung nghĩa vụ phát sinh. Dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân và người phụ thuộc cũng được quản lý bằng số định danh cá nhân.