Người Đức cổ đại đã lắp điều hòa từ 2.000 năm trước?

Một tòa biệt thự ở thành cổ Cambodunum, thuộc bang Bayern nước Đức ngày nay, đã để lộ một hệ thống điều hòa nhiệt độ tiên tiến dưới sàn, giúp chủ nhân luôn có những căn phòng ấm cúng và bồn tắm nước nóng suốt mùa thu đông.

Theo Ancient Origins, thành cổ Cambodunum là thành đô lâu đời nhất của Đức, với chủ nhân là những người La Mã xâm lược.

Đế chế bành trướng từ khoảng 2.000 năm trước này đã để lại trên khắp châu Âu những công trình xây dựng nguy nga, được làm nên bởi một trình độ vượt xa phần còn lại của thế giới. Tuy là xâm lược, nhưng họ cũng để lại cho người dân các nước châu Âu thời điểm đó một di sản đặc biệt về khoa học kỹ thuật.

Nguoi Duc co dai da lap dieu hoa tu 2.000 nam truoc?

Phần nền hai lớp nơi lắp đặt đường ống dẫn khí nóng của hệ thống điều hòa trung tâm - Ảnh: Công viên Khảo cổ Cambodunum

Tòa biệt thự cổ vừa được khai quật ở Bayern là một minh chứng: Rộng 800 m2 với hai tầng lầu, sở hữu nhiều "công nghệ cao" vượt trội so với thời điểm đó và vẫn còn gây kinh ngạc khi được khai quật gần đây.

Gây thú vị nhất là một hệ thống điều hòa nhiệt độ khổng lồ ẩn bên dưới sàn của khu biệt thự, giúp sưởi ấm các căn phòng mà không cần đốt lò, cũng như duy trì các bồn tắm nước nóng.

Những công nhân Đức cổ đại, dưới sự chủ trì của các kỹ sư La Mã, đã dựng nên nhiều cây cột cụ thẳng hàng khiến cho nền nhà trở thành "hai lớp". Giữa hai lớp nền là nơi lắp đặt các đường ống dẫn khí nóng, lưu thông có điều chỉnh tùy theo nhu cầu, kết nối với một hệ thống lò đốt trung tâm.

Như vậy, từ 2.000 năm trước, người La Mã đã sở hữu hệ thống sưởi ấm bằng khí đốt không mấy khác biệt so với các căn hộ ở châu Âu thời hiện đại.

Nhóm nghiên cứu từ Công viên Khảo cổ Cambodunum cũng tìm thấy rất nhiều hiện vật quý trong biệt thự, mà đặc sắc nhất vẫn là các bức tranh khảm danh tiếng của người La Mã, thường dùng đá nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới ghép thành tranh tinh vi, đắt đỏ.

Nguoi Duc co dai da lap dieu hoa tu 2.000 nam truoc?-Hinh-2

Toàn cảnh khu biệt thự - Ảnh: Công viên Khảo cổ Cambodunum

Đây không phải lần đầu trình độ của người La Mã gây kinh ngạc. Mới đây, một căn biệt thự bị núi lửa Vesuvius chôn vùi vào năm 79 sau Công Nguyên ở Ý cũng để lộ một hệ thống ống nước y hệt thời hiện đại, giúp chủ nhân người La Mã tận hưởng một phòng tắm công cộng khổng lồ và nhiều tiện nghi khác.

Thành phố La Mã Pompeii của Ý, cũng chìm trong thảm họa Vesuvius, từng gây sốc cho giới khảo cổ bởi những tòa biệt thự tiện nghi tương tự, hệ thống cấp thoát nước, phố đi bộ với đường lát đá "công nghệ cao" và quầy thức ăn nhanh take away "chuẩn thế kỷ 21".

Loài chim lớn nhất mà con người biết đến là gì?

Vào thời cổ đại, trên trái đất có rất nhiều động vật biết bay, những loài động vật đó to lớn đến mức gần như có thể thống trị toàn bộ thế giới, ngay cả con người cũng không phải là đối thủ của chúng.

Loài chim lớn nhất mà loài người biết đến là đại bàng khổng lồ Argentina, đại bàng khổng lồ Argentina còn lớn hơn cả chiếc máy bay hiện tại, người ta ước tính nếu lúc này đại bàng khổng lồ Argentina bay trên không thì sẽ rất kinh ngạc.

1. Sự lớn lên và lối sống của đại bàng khổng lồ Argentina

Quét radar, bất ngờ lộ ra "bóng ma thế giới đã mất”

Trong những bức ảnh radar, gần 1.000 cấu trúc cổ đại mà mắt thường khó lòng nhận biết đã hiện ra như những bóng ma dày đặc khắp rừng Białowieża ở biên giới Belarus - Ba Lan.

Quet radar, bat ngo lo ra
Nhóm nghiên cứu từ Viện Khảo cổ học thuộc Trường Đại học Cardinal Stefan Wyszyński (IA UKSW) ở Warsaw đã phát hiện một "thế giới đã mất" trong rừng Białowieża nhờ kỹ thuật viễn thám LiDAR, "thám tử" chuyên truy tìm các di tích cổ.