Người dân sẽ được sử dụng pháo hoa trong đám cưới, lễ, tết, sinh nhật

(Kiến Thức) - Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp nhất định.

Cụ thể, theo Điều 17 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Đồng thời, khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích rõ pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Việc cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, vừa đáp ứng đời sống tinh thần cho người dân và đảm bảo an toàn (như là chỉ cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sử dụng, không cho phép trẻ em sử dụng…).
Lưu ý, theo khoản 4 Điều 5 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng sử dụng pháo hoa để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/1/2021 và thay thế cho Nghị định 36/2009/NĐ-CP.
Nguoi dan se duoc su dung phao hoa trong dam cuoi, le, tet, sinh nhat
Ảnh minh họa. 
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015, người từ đủ 18 tuổi trở lên là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24.
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
>>> Xem thêm video: Chuyện chưa kể về đêm pháo hoa 30/4/1975

Nguồn: VTV 24.

Đám cưới đốt pháo đỏ đường ở Hà Nội: Triệu tập một số người

(Kiến Thức) - Công an huyện Sóc Sơn đã (Hà Nội) đã triệu tập một số người để tiến hành xác minh, làm rõ vụ đốt pháo nổ cả băng rải từ ngoài đường vào trong nhà.

Liên quan đến vụ đốt pháo nổ "tung trời" trong tiệc cưới ở Hà Nội, sáng 4/3, Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, các lực lượng chức năng đang phối hợp với các đơn vị nghiệp của Công an thành phố Hà Nội vào cuộc xác minh, điều tra, xử lý vụ một gia đình ở xã Phù Lỗ đốt số lượng lớn pháo trong đám cưới.
Dam cuoi dot phao do duong o Ha Noi: Trieu tap mot so nguoi
 Người đàn ông đốt pháo nổ trong đám cưới. Ảnh được cắt từ clip.

Công an huyện Sóc Sơn cũng cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin trên về việc có một gia đình ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn tổ chức đám cưới đốt số lượng lớn pháo ngoài đường và trong rạp gây ra những tiếng nổ lớn. 

Công an xã Phù Lỗ đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an huyện Sóc Sơn đã xuống hiện trường, lập biên bản điều tra các vấn đề liên quan. Bước đầu, công an huyện Sóc Sơn đã triệu tập một số người để tiến hành xác minh, làm rõ.

Trước đó, ngày 1/3, một người đàn ông cầm cuộn pháo dài khoảng 10 mét giăng thành hàng dài trên vỉa hè trước một đám cưới ở xã Phù Lỗ. Bên trong rạp cưới, gia chủ treo pháo dọc hai bên lối đi vào sân khấu.

Khi châm lửa, tiếng pháo nổ liên thanh kèm khói trắng bốc lên, xác pháo đỏ rải đầy đường. Toàn bộ sự việc được quay video, đăng lên mạng xã hội. Nhận tin báo, Công an xã Phù Lỗ phối hợp cùng Công an huyện Sóc Sơn đã tới lập biên bản và điều tra sự việc.

>>> Mời quý vị và độc giả xem clip đốt pháo nổ tung trời ở Hà Nội

Nguồn: Facebook.

Công an xác minh vụ đốt pháo nổ "tung trời" trong tiệc cưới ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Mới đây, một đoạn clip ghi lại trong một đám cưới được cho là ở Hà Nội đã đốt hàng chục mét pháo để đốt khiến dư luận xôn xao.

Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh đám cưới tại Hà Nội đã sử dụng pháo nổ trái phép gây xôn xao dư luận. Theo thông tin ban đầu, nơi tổ chức đám cưới nổ pháo trái phép được cho là xảy ra tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 
Trao đổi với PV Kiến Thức, vị lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ cho biết, hiện đang cử người xuống hiện trường để xác mình làm việc rồi sẽ thông báo cụ thể sau cho báo chí.