Người đàn ông không đi làm suốt 15 năm vẫn nhận lương gần 650.000 USD

Salvatore Scumace không đi làm suốt 15 năm nhưng vẫn được trả lương hàng tháng. Tổng số tiền lương Vua trốn việc nhận được lên đến 650.000 USD.

Salvatore Scumace không đi làm suốt 15 năm nhưng vẫn được trả lương hàng tháng. Tổng số tiền lương “Vua trốn việc” nhận được lên đến 650.000 USD.
Nguoi dan ong khong di lam suot 15 nam van nhan luong gan 650.000 USD

Bệnh viện Pugliese Ciaccio. Ảnh: Daily Mail.

Salvatore Scumace (66 tuổi), nhân viên tại Bệnh viện Pugliese (Catanzaro, Italy) bị cáo buộc đã nhận lương suốt 15 năm mà không bao giờ đi làm.

Tổng số tiền Salvatore Scumace đã nhận là 538.000 euro (gần 650.000 USD). Anh ta chỉ được nhìn thấy ở bệnh viện một lần duy nhất, vào ngày anh ta ký hợp đồng làm việc năm 2005.

Scumace đã bị buộc tội tống tiền, lừa đảo và lạm dụng chức vụ.

Theo cuộc điều tra của cảnh sát với mật danh “Part Time”, người đàn ông 67 tuổi này đã đe dọa giám đốc Bệnh viện Pugliese để ngăn việc báo cáo kỷ luật vì sự vắng mặt của mình từ năm 2005.

Nữ giám đốc bệnh viện sau đó đã nghỉ hưu, song giám đốc kế nhiệm tại bệnh viện không tiếp tục truy xét sự vắng mặt trường kỳ của người đàn ông nói trên.

Khi cảnh sát so sánh danh sách nhân viên của bệnh viện với những ca làm việc mà họ từng có mặt, họ phát hiện ra sự khác biệt giữa Scumace và mức lương của anh ta.

Sáu cấp trên của ông ta là Nino Critelli, 66 tuổi, Vittorio Prejanò (64 tuổi), Maria Pia De Vito (68 tuổi), Domenico Canino (62 tuổi), Laura Fondacaro (52 tuổi) và Antonio Molè (53 tuổi), cũng đang bị điều tra.

57 nhân viên khác cũng đã bị sa thải vì không đi làm và đang bị điều tra.

Chính phủ Italy tăng cường thắt chặt kỷ luật lao động sau khi các cuộc điều tra từ cảnh sát cho thấy tình trạng bỏ làm tràn lan trong các khu vực công.

Trong một cuộc điều tra, cảnh sát đã sử dụng camera giám sát bí mật để theo dõi 35 nhân viên tại tòa thị chính Sanremo - những người đã gian lận hệ thống quản lý ít nhất suốt hai năm. Trong đó, vợ của hai nhân viên bị bắt gặp nhiều lần sử dụng thẻ nhân viên của chồng để điểm danh hộ, trong khi các nhân viên khác "chấm công" rồi đi chơi hoặc mua sắm.

Lương tháng 92 triệu chê thấp, trợ cấp thêm 57 triệu thì từ chối

Ở đây, mức lương tháng dưới 92 triệu đồng sẽ bị coi là… thấp.

Từ lâu, Thụy Sĩ đã là một trong những quốc gia “thừa tiền” nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tại nước này vào năm 2018 đạt 80.643 USD (~1,8 tỷ đồng). Thật dễ hiểu khi mức lương của người dân Thụy Sĩ cũng rất cao, trung bình đạt hơn 4.000 CHF/tháng (~92 triệu đồng). Nếu ở dưới mức này sẽ bị coi là “lương thấp”, chẳng hạn như nghề làm tóc hoặc tiếp viên hàng không. Ở Thụy Sĩ, nghề được trả lương cao nhất là nhân viên ngoại giao của chính phủ với mức lương lên tới 303 triệu đồng/tháng.
Luong thang 92 trieu che thap, tro cap them 57 trieu thi tu choi
 Tiếp viên hàng không được coi là nghề... lương thấp tại Thụy Sĩ

Tiền lương có nhiều điểm mới từ 1/1/2021

Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều chính sách nổi bật về lao động tiền lương người lao động cần biết.

Kể từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều chính sách nổi bật về lao động tiền lương.

Những thay đổi về tiền lương cán bộ, công chức cần biết

Tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách từ 1/7/2019, đồng thời sẽ loại bỏ nhiều khoản phụ cấp hiện hành.

Lương cơ sở năm 2019 sẽ điều chỉnh tăng. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 30/6/2019 lương cơ sở của cán bộ, công chức là: 1.390.000 đồng/tháng, được thực hiện theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.