Người biểu tình bắn hạ máy bay Ukraine ở miền Đông

Người biểu tình ly khai kiểm soát thị trấn Slaviansk phía Đông đất nước đã bắn hạ một máy bay giám sát quân sự của Kiev.

Chiếc máy bay Antonov An-30 bị bắn trúng khi bay qua vùng trời khu vực do người biểu tình ly khai kiểm soát ở thị trấn Slaviansk phía Đông đất nước. Do đó, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, nhưng không có ai bị thương.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden rời thủ đô của Ukraine, kết thúc chuyến thăm hai ngày nhằm bày tỏ sự ủng hộ của Washington đối với chính quyền lâm thời ở Kiev.
Máy bay chiến đấu MIG 295 của Ukraine quần đảo trên đầu những người biểu tình tại thành phố Kramatorsk ngày 16/4.
Máy bay chiến đấu MIG 295 của Ukraine quần đảo trên đầu những người biểu tình tại thành phố Kramatorsk ngày 16/4.
Hiện Nga và phương Tây đang ở thế đối đầu căng thẳng nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh.
Nga cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine khi hậu thuẫn cho cuộc biểu tình đẫm máu ở Kiev lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych trong khi phương Tây cáo buộc Nga đứng sau lực lượng biểu tình ở miền Đông, chiếm giữ những tòa nhà chính phủ.
Tại cuộc đám phán bốn bên diễn ra ở Geneva tuần trước, các bên đã nhất trí yêu cầu các lực lượng liên quan hạ vũ khí, nhưng sau đó lại cáo buộc nhau phá hoại thỏa thuận chung.

Phương Tây có đủ tiềm lực để gửi quân sang Ukraine?

(Kiến Thức) - Ở thời điểm hiện tại, trong khi cắt giảm chi tiêu cho ngân sách quốc phòng, các nước phương Tây đang suy tính xem có nên gửi quân sang Ukraine.

Một quan chức cao cấp của Cục Tình báo Anh (MI6) cho hay, bất cứ hành động quân sự của Anh hay phương Tây ở Ukraine có thể dẫn tới cuộc đối đầu với Nga.
“Việc Anh hay phương Tây gửi quân đội tới Ukraine để hỗ trợ cho chính quyền nơi đây sẽ là không đáng để khuấy động một cuộc Chiến tranh Thế giới 3”, nguồn tin tiết lộ.

Người biểu tình Lugansk, Kharkov bổ nhiệm thống đốc nhân dân

(Kiến Thức) - Những người biểu tình ở hai tỉnh miền đông Ukraine là Lugansk và Kharkov đã bầu ra thống đốc nhân dân mới trong cuộc họp các đại biểu.

Hãng tin Interfax đưa rằng, vào hôm 21/4, các cư dân có tư tưởng ủng hộ Nga ở tỉnh Lugansk đã quyết định bầu ra thống đốc nhân dân mới. Theo đó, trong một buổi họp kín mà không có sự hiện diện của cánh báo giới, đại diện của các khu vực khác nhau trong tỉnh này đã chấp thuận bầu ông Valery Bolotov lên làm thống đốc.
Những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tập trung bên ngoài trụ sở Cơ quan An ninh chi nhánh ở Lugansk.
 Những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tập trung bên ngoài trụ sở Cơ quan An ninh chi nhánh ở Lugansk.
Ngoài việc chọn ra một thống đốc mới, Hội đồng nhân dân tự xưng của tỉnh Lugansk cũng nhất trí tiến hành cuộc trưng cầu dân ý trong tháng 5 tới. Theo đó, cuộc trưng cầu dân ý lần đầu sẽ diễn ra vào ngày 11/5 để xác định xem Lugansk sẽ tiếp tục ở lại hay tách khỏi Ukraine. Tiếp sau đó, 18/5 được ấn định là ngày tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần 2 để các cử tri quyết định xem tỉnh này sẽ trở thành một thực thể độc lập hay sáp nhập vào Liên bang Nga.

Người Tatar ở Crimea sẽ tham gia bầu Tổng thống Ukraine

(Kiến Thức) - Thành viên Mejlis (Quốc hội không chính thức) của cộng đồng Tatar cho hay, những người dân gốc Tatar sẽ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vào ngày 25/5 này.

Ông Mejlis Eskender Bariev cho hãng thông tấn QHA biết rằng, căn cứ theo luật bầu cử tổng thống và luật về các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, những công dân Ukraine sinh sống ở Crimea có thể tham gia bỏ phiếu ở một khu vực biên giới giữa lãnh thổ Crimea (thuộc Nga) và Ukraine. Như chia sẻ của vị  này, khu vực để người Tatar bỏ phiếu có thể là các ngôi làng ở tình Kherson.
Người dân Ukraine đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2010. (Ảnh minh họa)
 Người dân Ukraine đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2010. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ông Bariev giải thích rằng, nhiều người lo ngại sẽ không có đủ điểm bỏ phiếu cho người dân trong dịp bầu cử tháng 5 này. Do vậy, các quan chức Ukraine và hội đồng Mejlis nhận thấy cần phải mở thêm một số điểm bỏ phiếu.