'Ngũ tướng' của Tần Thủy Hoàng: 2 cặp là cha con, ai cũng anh dũng

Để gây dựng lên sự nghiệp lớn, Tần Thủy Hoàng không thể không có sự trợ giúp của những bị tướng tài giỏi.

Chiến công tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng không phải một sớm một chiều, cũng không phải đơn thương độc mã mà có được. Trong tất cả tướng lĩnh mà vị hoàng đế này sở hữu thì có 5 người là xuất sắc.
1. Vương Tiễn
Vương Tiễn (304 TCN – 214 TCN) là một trong tứ đại danh tướng giỏi nhất thời Chiến Quốc, đứng ngang hàng với Liêm Pha, Lý Mục, Bạch Khởi. Từ vị trí phó tướng dưới quyền Bạch Khởi, sau khi cấp trên qua đời, Vương Tiễn đã bộc lộ toàn bộ tài năng và sự anh dũng của mình để giúp Tần diệt trừ nước Triệu, ghi dấu ấn mạnh mẽ với màn công phá, đánh chiếm thành công 9 thành của nước Triệu.
Không những vậy, Vương Tiễn còn được Tần Thủy Hoàng tin tưởng giao cho 60 vạn quân - gần như toàn bộ số quân của nước Tần lúc bấy giờ - để đánh Sở. Không phụ lòng hoàng đế, năm 224 - 223 TCN, Vương Tiễn dẫn quân vây đánh, tiêu diệt Sở quốc - nước có diện tích rộng nhất 6 nước chư hầu – thành công. Sau chiến thắng này, Vương Tiễn trao trả bình quyền cho hoàng đế, 9 năm sau thìqua đời, hưởng thọ 90 tuổi.
Sau Vương Tiễn, con trai ông là Vương Bí nắm quyền chỉ huy quân Tần (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
'Ngu tuong' cua Tan Thuy Hoang: 2 cap la cha con, ai cung anh dung
Ảnh minh họa.
2. Vương Bí
Vương Bí là con trai Vương Tiễn, là người nối nghiệp cha giữ quyền thống soái quân Tần. Sử ký có ghi chép lại rằng Vương Bí là người khôn ngoan, giỏi binh nghiệp không thua gì cha. Ông từng dẫn quân đánh thắng nước Ngụy vào năm 225 TCN, diệt Tề nhanh chóng vào năm 221 TCN. Sau khi Trung Hoa thống nhất, Vương Bí vẫn được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, tin tưởng.
3. Lý Tín
Lý Tín (không rõ năm sinh, năm mất) từng là phó tướng của Vương Tiễn trong trận đánh nước Yên. Lý Tín có công lao lớn khi giết được vô số quân Yên, ép vua Yên phải giết con trai là thái tử Đan (người ra lệnh cho Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng) để cầu hòa. Trong cuộc chiến với Ngụy quốc, Lý Tín cũng góp công nên được Tần Thủy Hoàng phong làmđại tướng. Tuy nhiên cùng với năm đó, Lý Tín bại trận trước danh tướng Hạng Yên nước Sở. Tuy nhiên, ông vẫn được trọng dụng và góp sức làm nên chiến thắng vang dội của quân Tần với nước Tề.
Sau khi Trung Hoa được thống nhất, Lý Tín trao trả binh quyền, quay về Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) dưỡng già.
4. Mông Vũ
Mông Vũ (không rõ năm sinh, năm mất) xuất thân từ dòng họ có nhiều danh tướng, lập nhiều chiến công cho nước Tần. Sử sách có ghi chép lại rằng ông cùngVương Tiễn chỉ huy 60 vạn quân Tần đánh nước Sở, khiến cho quân Sở tan tác, tướng sở phải tự vẫn, Sở quốc diệt vong hoàn toàn.
5. Mông Điềm
Mông Điềm (không rõ năm sinh, mất năm 210 TCN) là con trai Mông Vũ. Ông cùngLý Tín đại bại trước tướng Hạng Yên của quân Sở. Tuy nhiên sau đó, Mông Điềm không nản lòng mà càng nỗ lực hơn, lập được công lao lớn trong chiến dịch diệt Tề.
Chính vì thế mà trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời đã saiTriệu Cao viết thư dặn dò con trai Phù Tô giao binh quyền cho Mông Điềm. Tuy nhiên, Triệu Cao phản chủ, giả chiếu thư ép Phù Sai tự sát để đưaHồ Hợi lên ngôi. Thời thế thay đổi, Mông Điềm cũng bị bắt giam và ép phải tự sát.

Vì sao phần mộ chính của Tần Thủy Hoàng mãi chưa được mở?

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974. Thế nhưng, đến nay, các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa thể mở phần mộ chính của Tần Thủy Hoàng. Vì sao lại vậy?

Vi sao phan mo chinh cua Tan Thuy Hoang mai chua duoc mo?
Vào năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc tình cờ được một nông dân phát hiện trong lúc đào giếng. Người này phát hiện những mảnh vỡ của một bức tượng đất nung hình người. Sau đó, các chuyên gia khảo cổ đã vào cuộc và có những khám phá bất ngờ về nơi chôn cất vua Tần.  

La Quán Trung đã “lừa” bạn đọc như thế nào?

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị và Gia Cát Lượng được xem như tri kỉ sống chết có nhau. Mối quan hệ đó có thật sư như La Quán Trung mô tả?

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. Vào thế kỷ 14, La Quán Trung đã viết ra cuốn tiểu thuyết dã sử này và kể từ đó đến nay, nó trở thành quyển sách “gối đầu giường” với rất nhiều người. Sau này, các bộ phim dựa trên Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng vô cùng nổi tiếng.

'Ông tổ trộm mộ' thấy thứ này trong lăng Tần Thủy Hoàng lập tức rời đi

Không ai dám đánh cắp lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Người ta đồn rằng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có một lời "nguyền chết chóc" để bảo vệ lăng mộ trước những kẻ đột nhập.

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng. Đặc biệt là sau khi có người tình cờ phát hiện ra đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ ông vào năm 1974.

'Ong to trom mo' thay thu nay trong lang Tan Thuy Hoang lap tuc roi di

(Ảnh minh họa)

Theo lời đồn đại, một kẻ đứng đầu nhóm trộm mộ từng vào Lăng Tần Thủy Hoàng. Hắn vô tình nhìn thấy một cảnh tượng thần bí trong cung điện dưới lòng đất của vị Hoàng đế này liền quay đầu bỏ đi. Hắn đã nhìn thấy gì?

Đầu tiên, hắn ta nhìn thấy một lượng thủy ngân khổng lồ tràn ngập toàn bộ cung điện dưới lòng đất. Sau đó anh ta nhìn thấy một hài cốt nữ ở trung tâm của cung điện ngầm dường như đang nói chuyện với ai đó. Quá sợ hãi kẻ này liền quay đầu bỏ đi và từ đó cũng "rửa tay gác kiếm", trở về cuộc sống bình thường.

'Ong to trom mo' thay thu nay trong lang Tan Thuy Hoang lap tuc roi di-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Như chúng ta đã biết, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một dòng sông thủy ngân và hàng loạt những cái bẫy chết người. Người ta tin rằng bên trong lăng mộ có chứa những cỗ máy bắn tên tự động, ngoài ra còn chứa những bẫy không khí là chất thủy ngân cực độc.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy lượng thủy ngân ở đây trong lăng mộ cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.

'Ong to trom mo' thay thu nay trong lang Tan Thuy Hoang lap tuc roi di-Hinh-3

(Ảnh minh họa)

Việc mở ngôi mộ cũng có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm chết người và tức thì. Trong một tài liệu được viết khoảng 100 năm sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, nhà sử học Trung Quốc cổ đại Tư Mã Thiên giải thích rằng ngôi mộ cài rất nhiều bẫy để giết bất kỳ kẻ xâm nhập nào.

"Những tượng lính cầm sẵn nỏ và tên để bắn bất cứ ai bước vào lăng mộ. Thủy ngân được sử dụng để mô phỏng hàng trăm con sông. Trong đó có sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn. Chúng được thiết lập để chảy một cách cơ học", nhà sử học Tư Mã Thiên viết.

Chính vì thế, cho đến nay, các chuyên gia, nhà khoa học chưa thể tiếp cận khu vực có những dòng sông thủy ngân vì quan ngại mối nguy hiểm chết người của nó. Xuất phát từ điều này, các chuyên gia chỉ có thể thực hiện các kiểm tra, nghiên cứu từ xa.