Ngoại trưởng Trung Quốc vội đến Triều Tiên làm gì?

Chuyến thăm Triều Tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, ngay sau thượng đỉnh liên Triều kết thúc, chuyển tải nhiều thông điệp tới giới quan sát.

Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng xác nhận Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm Triều Tiên trong hai ngày 2 và 3/5 theo lời mời của người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho.
Chuyến đi của ông Vương diễn ra trước cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều và sau thượng đỉnh liên Triều ngày 27-4. Đây là chuyến thăm cấp ngoại trưởng đầu tiên của Trung Quốc tới Triều Tiên kể từ năm 2007, theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trong cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho bên lề một hội nghị ASEAN tại Philippines tháng 8-2017 - Ảnh: REUTERS
 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trong cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho bên lề một hội nghị ASEAN tại Philippines tháng 8-2017 - Ảnh: REUTERS
Nó cho thấy Bắc Kinh không muốn bị gạt ra ngoài trước những diễn biến sôi động trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc, một bên tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) muốn họ phải là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh, thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và cũng là một trong những quốc gia ủng hộ thực thi các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vì chương trình hạt nhân của nước này.
Hồi tháng 3, trước thềm thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bí mật tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bắc Kinh sau đó đáp lễ bằng chuyến đi tới Triều Tiên của ông Tống Đào - Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, bàn về chuyện cải thiện quan hệ Trung-Triều.
"Chuyến đi lần này của ông Vương Nghị còn ở cấp cao hơn ông Tống và chuyển tải các thông điệp quan trọng hơn", chuyên gia Triệu Thống thuộc Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa về chính sách toàn cầu tại Bắc Kinh nhấn mạnh.
"Bắc Kinh muốn thử thăm dò xem hai miền Triều Tiên có ý gì khi nói 'cùng nhau phối hợp chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên thông qua đối thoại 3 hoặc 4 bên' (trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm sau thượng đỉnh liên Triều). Người Trung Quốc lo ngại họ sẽ chỉ được cho vào khi Mỹ - Hàn - Triều đã nói chuyện xong.
Ngoại trưởng Vương Nghị có thể sẽ cố thuyết phục Bình Nhưỡng, đảm bảo vai trò của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán hòa bình 4 bên", ông Triệu suy đoán.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un gần đây đã tuyên bố sẽ ngừng thử tên lửa, hạt nhân nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ điều kiện nào với Mỹ, ngoại trừ việc Washington đảm bảo an ninh quốc gia cho Bình Nhưỡng.
Điều đó đồng nghĩa Triều Tiên đã phớt lờ giải pháp "có qua có lại" do Trung Quốc đề xuất, cụ thể Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân thì Mỹ - Hàn cũng phải ngừng các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên.
"Ông Kim cũng chẳng thèm nói gì tới chuyện lính Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, điều mà Trung Quốc thực sự muốn nhất", bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), chỉ rõ ra mấu chốt.
Tin từ chính phủ Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã ngỏ ý mời các thanh sát viên quốc tế đến chứng thực việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng 5 này. Bắc Kinh chắc chắn không muốn bị gạt ra tiến trình giám sát này nên sẽ thông qua ngoại trưởng Vương Nghị chuyển lời tới Bình Nhưỡng, giới chuyên gia suy đoán.

Mỹ quyết tâm không thương lượng kéo dài với Triều Tiên

Hãng thông tin Yonhap cho biết quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton ngày 24/4 tuyên bố, Washington sẽ quyết tâm tránh mắc lại sai lầm rơi vào các cuộc thương lượng kéo dài với Bình Nhưỡng và cho phép Triều Tiên thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí.

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Seoul, bà Thornton kêu gọi Triều Tiên thực hiện thêm các hành động nhằm thuyết phục thế giới về sự chân thành của Bình Nhưỡng trong vấn đề phi hạt nhân hóa.

Hàn-Triều thảo luận việc vĩnh viễn kết thúc chiến tranh

Seoul đang cân nhắc cách thức để chuyển hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên từ năm 1953 thành hiệp định hòa bình, vĩnh viễn chấm dứt cuộc chiến từ 68 năm trước.

Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 18/4 cho biết nước này và Triều Tiên đang xem xét khả năng đạt được hiệp định hòa bình cho vùng bán đảo, nơi vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.

'Trùm' tình báo Hàn Quốc rơi nước mắt trong thượng đỉnh liên Triều

Lặng lẽ lấy khăn chấm nước mắt sau lưng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 27-4 là người đàn ông đã dành hơn 2 thập kỷ thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa hai quốc gia.

Giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc Suh Hoon lấy khăn lau nước mắt sau Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27-4 - Ảnh: REUTERS
Giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc Suh Hoon lấy khăn lau nước mắt sau Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27-4 - Ảnh: REUTERS 
Truyền thông thế giới ngày 27-4 đã bắt được khoảnh khắc ông Suh Hoon - giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) - rơi lệ sau khi Tuyên bố Bàn Môn Điếm được công bố.