Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây đang “đùa với lửa” khi cấp F-16 cho Ukraine

Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết: Phương Tây đang "đùa với lửa" khi cung cấp F-16 cho Ukraine. Trong khi đó tờ Bloomberg của Mỹ thì cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 không thể lật ngược tình thế chiến tranh.

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ liên tục đưa vũ khí tới Ukraine và tiếp tục "khai hỏa".

Theo hãng tin Sputnik của Nga, mới đây Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, trả lời phỏng vấn một đài truyền hình Nga và cho biết, các nước phương Tây đang "đùa với lửa", khi định cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16; điều này sẽ khiến tình hình ở Ukraine leo thang.

Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu: “Việc phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine là không thể chấp nhận được. Không còn nghi ngờ gì nữa, phương Tây đang đùa với lửa”.

Ngoại trưởng Lavrov nói rằng, mặc dù một số chính trị gia của phương Tây có thể hiểu lập trường của Nga, nhưng tất cả những điều này đều do chính phủ Mỹ, Anh và các quốc gia khác, cùng những người ủng hộ họ quyết định.

Các quốc gia Baltic và Ba Lan đi đầu và họ đang thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Mới đây, Mỹ đã thông qua việc đào tạo phi công tiêm kích F-16 cho Ukraine, và nhiều quốc gia, trong đó có Ba Lan, đã bắt đầu đào tạo phi công Ukraine để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Ngoai truong Lavrov: Phuong Tay dang “dua voi lua” khi cap F-16 cho Ukraine
 "Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là đùa với lửa", Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói. Nguồn News

Còn tờ Bloomberg của Mỹ thì cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 không thể lật ngược tình thế cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Ngày 28/5, tờ Bloomberg đưa tin rằng, máy bay chiến đấu F-16 do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình khu vực.

Ngoai truong Lavrov: Phuong Tay dang “dua voi lua” khi cap F-16 cho Ukraine-Hinh-2
 Các quốc gia phương Tây đã tiếp tục thể hiện sự ủng hộ bằng cách đồng ý cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Nguồn News

Bloomberg  đã dẫn lời John Venable, cựu phi công lái F-16 của Không quân Mỹ, nói rằng theo quan điểm của ông, khi những chiếc tiêm kích F-16 này cố gắng bay qua tuyến phòng thủ của Nga; nhưng chúng có thể đã bị radar Nga phát hiện và bắn hạ, trước khi họ tiếp cận mục tiêu.

Trong khi đó ông Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết: Sự tham gia của phương Tây vào các cuộc xung đột đang gia tăng từng ngày.

Hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga ngày 27/5 đưa tin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng trong bối cảnh phương Tây cung cấp vũ khí mới cho Ukraine, “mức độ tham gia trực tiếp và gián tiếp của các nước phương Tây vào cuộc xung đột này đang gia tăng từng ngày. .”

Ông Peskov nhấn mạnh, "Mức độ can thiệp có thể kéo dài xung đột, nhưng nó sẽ không xoay chuyển hoàn toàn tình thế".

Mỹ huấn luyện phi công Ukraine dùng tiêm kích F-16

Mỹ đã quyết định hỗ trợ việc huấn luyện phi công tiêm kích Ukraine sử dụng chiến đấu cơ F-16, tuy nhiên toàn bộ quá trình đào tạo có thể tốn tới 18 tháng.

Ngày 19/5, một quan chức cao cấp của Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Joe Biden đã thông báo với các nhà lãnh đạo G7 về sự ủng hộ của Mỹ đối với kế hoạch đào tạo phi công Ukraine để sử dụng các loại chiến đấu cơ hiện đại, bao gồm cả máy bay tiêm kích F-16.

Chuyên gia Pháp: Ukraine không có đạn đặc biệt cho pháo tự hành Caesar

Theo nhà hoạt động người Pháp Xavier Moreau, Ukraine không có "đạn đặc biệt" cho pháo tự hành Caesar do giá của chúng quá đắt và chính Pháp cũng không thể sản xuất.

Chuyen gia Phap: Ukraine khong co dan dac biet cho phao tu hanh Caesar

Theo tờ Bulgarian Military, loại đạn đặc biệt dùng cho pháo Caesar mà Moreau đang đề cập đến, đó chính là loại đạn tăng tầm, có tầm bắn lớn nhất là 40 km. Theo ông Moreau, những loại đạn này rất đắt tiền, chúng không được sản xuất tại Pháp và Paris sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho Đức để sản xuất chúng. Ảnh: Foxt.