Nghi Asanzo hàng Trung Quốc gắn mác Việt: CEO Tam gửi thư ngỏ sẽ đổi cách ghi nhãn

(Kiến Thức) - Tập đoàn Asanzo cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình đặt hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và xuất xứ sau vụ ồn ào hàng Trung Quốc gắn mác Việt.

Liên quan tới nghi vấn sản phẩm Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, mới đây Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Tam đã gửi thư ngỏ tới khách hàng và các nhà phân phối.
Trong thư, CEO Tam khẳng định Asanzo không lừa dối người tiêu dùng về nơi sản xuất hàng hoá và đang hợp tác hợp tác với cơ quan chức năng điều tra làm rõ vấn đề này.
Nghi Asanzo hang Trung Quoc gan mac Viet: CEO Tam gui thu ngo se doi cach ghi nhan
Đại diện Asanzo khẳng định Asanzo không lừa dối người tiêu dùng về nơi sản xuất hàng hoá. Ảnh: Zing.
CEO Asanzo Phạm Văn Tam cũng cho biết: "Việc Asanzo sử dụng linh kiện để lắp ráp sản phẩm và gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ là không vi phạm pháp luật. Hiện Bộ Công Thương đang xúc tiến các công việc để xây dựng thông tư quy định ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hoặc hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam".
Ngoài ra, Tập đoàn Asanzo cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình đặt hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và xuất xứ.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam bị nghi vấn nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường.

Video: Tìm hiểu thương hiệu ti vi của người Việt. Nguồn: HTV9

Trả lời báo chí về vụ lùm xùm thay đổi nơi sản xuất hàng hoá, ông Phạm Văn Tam cho biết, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng tại Việt Nam. Khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa. Thời điểm này Asanzo giao nhóm ngành hàng này cho các công ty đối tác.
Kể từ thời điểm đó, trên thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm có nơi sản xuất khác nhau nhưng cùng modern và logo Asanzo. Nhánh thứ nhất bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Với nhánh thứ 2, những thiết bị này được các công ty đối tác nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngay sau vụ lùm xùm xuất xứ trên, Thủ tướng đã yêu cầu xác minh thông tin về vụ việc. Hiện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an… cùng một số cơ quan chức năng đang vào cuộc kiểm tra, làm rõ những nghi vấn liên quan đến Asanzo.

Coca-Cola quảng cáo phản cảm, gây tranh cãi: Chuyện không chỉ xảy ra ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Là một thương hiệu nước ngọt có ga hàng đầu thế giới nhưng Coca-Cola đã từng có nhiều quảng cáo gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. Mới đây nhất, nội dung quảng cáo của Coca-Cola Việt Nam có sử dụng cụm từ “mở lon Việt Nam”, được cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Coca-Cola quang cao phan cam, gay tranh cai: Chuyen khong chi xay ra o Viet Nam
Giữa thập niên 1980, hàng loạt tấm áp phích quảng cáo của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng ở Sydney (Australia) bị thu hồi vì chứa hình ảnh bị cho là mang tính chất tình dục. Ngay sau đó, người tiết kế hình ảnh quảng cáo này cũng bị sa thải. 

CEO Asanzo Phạm Văn Tam là người thế nào?

(Kiến Thức) - Trước khi trở thành chủ nhân Tập đoàn Asanzo, ông Phạm Văn Tam từng bươn chải qua nhiều nghề như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện... Ngay từ nhỏ, ông Tam đã đau đáu giấc mơ kiếm tiền và tỏ ra yêu thích công việc kinh doanh. 

CEO Asanzo Pham Van Tam la nguoi the nao?
Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Loại hoa bán nửa triệu/kg, bà nội trợ đua nhau mua

Loại hoa kim châm này chỉ nở duy nhất vào mùa hè và kéo dài khoảng 1 tháng, khách hàng không mua đúng dịp sẽ khó mua được. Với giá khoảng 500.000 đồng/kg đã phơi khô, mặt hàng vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Loại hoa được nhắc đến ở đây là hoa kim châm (hay còn gọi là hoa hiên), đây là một loài hoa đẹp, hoa màu vàng nhìn rất giống hoa loa kèn. Trước đây, cây thường mọc hoang. Nhưng khi biết được công dụng tốt cho sức khỏe, cây được nhiều người trồng vừa để làm cảnh, vừa mang lợi ích kinh tế cao. Một số địa phương ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai)... trồng nhiều cây kim châm này.