Ngày mai, vắc xin Covivac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2

Ngày 10/8, vắc xin ngừa Covid-19 Covivac sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên 375 tình nguyện viên ở Thái Bình.

TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) cho biết, Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế đã họp đánh giá giai đoạn 1 vắc xin Covivac, kết luận vắc xin an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch, đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2 sẽ triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình với số lượng 375 tình nguyện viên, tiêm 2 nhóm liều 3mcg và 6 mcg và 1 nhóm tiêm giả dược.

PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, các tình nguyện viên phải đảm bảo từ trên 18 tuổi, có thể lên tới 70-80 tuổi, bao gồm cả những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp nhưng đang được điều trị ổn định.

Vắc xin Covivac sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 từ ngày 10/8

Nếu giai đoạn 2 diễn ra suôn sẻ, đến cuối tháng 9 nhóm nghiên cứu sẽ thu được mẫu máu của các tình nguyện viên ở thời điểm ngày thứ 42 sau mũi đầu tiên để đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu giá kháng thể trung hoà của vắc xin.

Ngày thứ 57, các tình nguyện viên sẽ tiếp tục được khám sức khoẻ, lấy mẫu máu để đánh giá, phân tích trước khi nhóm nghiên cứu đề xuất thử nghiệm giai đoạn 3a trên 1.000 tình nguyện viên.

Covivac hiện là vắc xin ngừa Covid-19 thứ hai của Việt Nam đang thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin sử dụng công nghệ vector virus, tương tự như vắc xin AstraZeneca nhưng sử dụng giá thể khác nhau. Trong đó Covivac sử dụng vector NewCastle trên phôi trứng gà theo dây chuyền sản xuất vắc xin cúm mùa còn AstraZeneca sử dụng vector adenovirus tinh tinh tái tổ hợp.

Covivac bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 từ ngày 15/3 vừa qua trên 120 tình nguyện viên. Nghiên cứu do Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện.

Chấn động "bản sao Trái đất": Ở rất gần, có thể tồn tại sự sống

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh là bản sao của Trái đất, năm ngay giữa "vùng sự sống" và có thể có sở hữu nguồn nước và bầu khí quyển ổn định. 

Chan dong
 Sao lùn mang tên L 98-59 được phát hiện vào năm 2019 bởi kính viễn vọng TESS – "thợ săn ngoại hành tinh" tối tân của NASA. Mới đây, các nhà thiên văn đã có phát hiện thú vị về hành tinh là bản sao của Trái đất này.

Công nghệ sản xuất vắc xin Cuba thế nào... đạt hiệu quả 100%?

Theo thông tin chính thức từ nhà phát triển ở Cuba, vắc xin Abdala của nước này đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Công nghệ vắc xin dựa trên protein của Cuba cho phép vắc xin dễ dàng được sản xuất hơn với giá thành rẻ hơn.

Vắc xin Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) nghiên cứu và phát triển. Mới đây, Bộ Ngoại giao Cuba cùng các phương tiện truyền thông của nước này đưa tin vắc xin Abdala cho thấy hiệu quả 100% trong việc ngăn tình trạng tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Đây là kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Abdala. Cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 có sự tham gia của hơn 300.000 tình nguyện viên.