![]() |
![]() |
Kết thúc nửa đầu năm 2023, giá dầu Brent giảm xuống quanh mức 75 USD/thùng (giảm 24% so cùng kỳ), thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 120 USD/thùng vào giữa năm 2022 do lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Đối với nửa cuối 2023 và năm 2024, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023 từ mức trung bình 99,4 triệu thùng/ngày của năm 2022, sau đó tiếp tục tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Phần lớn mức tăng trưởng này đến từ các quốc gia nằm ngoài nhóm OECD.
Vào ngày 12/9, giá dầu Brent tăng lên 92 USD/thùng (gần mức cao 10 tháng qua) do triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn và quan điểm lạc quan của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về khả năng phục hồi nhu cầu năng lượng ở các nền kinh tế lớn.
Theo ước tính của Bloomberg, thị trường dầu toàn cầu có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý 4/2023 - có khả năng là mức thâm hụt lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Giao dịch theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trong thời gian từ ngày 19/9 đến 18/10. Nếu giao dịch thành công, bà Quỳnh sẽ giảm nắm giữ tại SSB từ 7,46 triệu cổ phiếu (0,3%) xuống còn 4,72 triệu cổ phiếu (0,19%).
Trước đó, hai Phó Tổng giám đốc của SeABank cũng đã bán bớt cổ phiếu SSB trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tuấn Cường đã bán 77.300 cổ phiếu SSB trong thời gian từ 16/8 đến 8/9 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Cường giảm nắm giữ tại SSB từ 2,62 triệu cổ phiếu (0,1%) xuống còn 2,55 triệu cổ phiếu (0,1%).
Trong thời gian từ 25/8 đến 12/9, Phó Tổng giám đốc Trần Thị Thanh Thuỷ cũng đã bán 26.800 cổ phiếu, giảm sở hữu xuống mức 835.853 cổ phiếu SSB (0,034%).