Bằng cách thiết kế sáng tạo, khéo léo, căn biệt thự đã tạo nên một không gian sống gắn kết gia đình đa thế hệ, nâng niu trọn vẹn những giá trị cũ.
Toạ lạc tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, căn biệt thự "trong ấm ngoài êm" có diện tích lớn lên đến 300 m2, là nơi sinh sống của gia đình ba thế hệ.
Gia chủ mong muốn một ngôi nhà có sự riêng tư tối đa với bên ngoài. Đồng thời, không gian bên trong cần có sự cởi mở, tạo tương tác giữa các thành viên trong gia đình.
Từ những yêu cầu đó, kiến trúc sư đã thiết kế một ngôi nhà “kín ngoài, mở trong”.
Theo đó, toàn bộ mặt tiền căn nhà không có quá nhiều cửa kính, đảm bảo sự riêng tư.
Ở bên trong, các không gian được liên thông với nhau và xoay quanh giếng trời, cầu thang với rất nhiều cây xanh.
Nhờ đó, ngôi nhà luôn tràn ngập ánh nắng tự nhiên và thông thoáng gió trời.
Các phòng chức năng như phòng khách, phòng bếp, bàn ăn, phòng thờ...được kết nối trực tiếp với không gian chung.
Cách sắp xếp này giúp các thành viên tập trung tại không gian giữa, tăng sự kết nối của gia đình.
Nhà bếp tiện nghi, ấm cúng nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại và tinh tế.
Thiết kế giếng trời bao bọc quanh cây thị lâu năm, gắn liền với bao thế hệ gia đình tạo nên điểm nhấn độc đáo và thiêng liêng ngay trung tâm nhà.
Phòng ngủ của bé tươi sáng làm tăng khả năng sáng tạo. Nguồn ảnh: Make My Home
Video: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24
Chi tiết biệt thự có bể bơi trị giá trăm tỷ của đại gia Hà Nội
Với diện tích một sàn lên tới hơn 300m2, căn biệt thự được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng và giải trí.
Mới đây, kenh NhaF giới thiệu đến khán giả một căn biệt thự "trăm tỷ" được xây dựng trên khu đất hơn 1.000m2 tại Hà Nội. Diện tích xây dựng 1 sàn hơn 300m2.
Trái đất thoát hiểm như nào để giữ trạng thái hành tinh sống?
Một nghiên cứu mới đây của NASA đã cho thấy Trái Đất của chúng ta đã thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc như thế nào để có thể giữ được trạng thái một hành tinh sống được.
Công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Way từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA nhắm vào Sao Kim, dựa trên bộ dữ liệu hàng thập kỷ mà NASA đã thu thập về hành tinh này kể từ cuộc "khai phá" của tàu vũ trụ Magellan vào năm 1990. Ngay từ cuộc thám hiểm đầu tiên đó, tàu Magellan đã phát hiện phần lớn bề mặt hành tinh được bao phủ bởi đá bazan núi lửa.