Nga tuyên bố sẵn sàng giúp Ukraine phá các bãi mìn

(Kiến Thức) - Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga tuyên bố sẽ giúp loại bỏ các bãi mìn ở đông nam Ukraine nếu nhận được yêu cầu hỗ trợ chính thức từ Kiev.

Bộ trưởng Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov.
Bộ trưởng Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov.
"Nếu có một yêu cầu từ đại diện chính thức của Kiev (Ukraine), Nga sẵn sàng  tham gia vào hoạt động nhân đạo quan trọng (rà phá bom mìn) này”, Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Vladimir Puchkov tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 16/2 ở Geneva (Thụy Sĩ).
Bộ trưởng Puchkov còn nói thêm rằng, Nga có các đơn vị đặc biệt và chuyên gia rà phá bom mìn cũng như tất cả công nghệ. thiết bị cần thiết mà họ đã sử dụng thành công trong dự án nhân đạo loại bỏ các bãi mìn ở Serbia.
Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Ukraine vừa đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus tuần trước cấm sử dụng mìn trong khu vực an toàn. Do đó, tất cả các bãi mìn hiện có trong khu vực đông Ukraine phải được loại bỏ.
Lãnh đạo 4 nước Nga, Đức, Pháp và Ukraine đã đạt được một lệnh ngừng bắn mới ở miền đông Ukraine tuần trước sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng 17 tiếng ở thủ đô Minsk của Belarus. Cuộc đàm phán ở Minsk đã kết thúc với một lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 0h ngày 15/2. Sau đó một ngày, quân đội Ukraine sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến hiện nay giữa hai bên.
Thế nhưng tới nay, các cuộc giao tranh giữa lính Ukraine với phe ly khai dường như vẫn chưa ngưng lại sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực được 3 ngày.

Không khí phút hòa bình mong manh ở đông Ukraine

(Kiến Thức) - Sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, người dân ở các thành phố miền đông Ukraine đã đổ ra đường tận hưởng cuộc sống không tiếng súng.

Khong khi phut hoa binh mong manh o dong Ukraine
Người phụ nữ giúp bé gái chơi cầu bập bênh tại một sân chơi ở thành phố Donetsk, sau khi chính phủ Kiev và phe ly khai đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở miền đông Ukaine.

Nhìn lại an ninh của Triều Tiên trong năm 2014

(Kiến Thức) - Cùng nhìn lại những vấn đề về an ninh của Triều Tiên và ảnh hưởng của nó đến khu vực và thế giới, nhất là về vấn đề hạt nhân và thử nghiệm tên lửa.

Triều Tiên vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm phát triển sức mạnh tên lửa và vũ khí hạt nhân trong năm 2014. Mặc dù sự đóng cửa với thế giới của quốc gia đông bắc Á này khiến cho việc đánh giá tiềm năng chiến lược của các chương trình của Triều Tiên là một nhiệm vụ khó khăn, những nguồn tin mở có thể cung cấp thêm thông tin về sự tiến triển của Triều Tiên. Đặc biệt quan trọng là những tiến triển của Triều Tiên trong cơ sở hạ tầng hạt nhân, lượng nhiên liệu hạt nhân sản xuất được và chương trình tên lửa đạn đạo quốc gia.
Khi mà năm 2013 sắp kết thúc, những thông tin về việc Triểu Tiên mở rộng các cơ sở liên quan đến sản xuất plutonium xuất hiện. Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những sự phát triển rõ rệt tại 2 cơ sở mới dùng để sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng 5 MW và Lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm (ELWR) 25-30 MW. Trong tháng 4/2013, Triều Tiên đã tuyên bố ý định tái khởi động lò phản ứng hạt nhân 5 MW, sau khi đã bị đình chỉ năm 2007. Điều này đã được khẳng định trong “Đánh giá Nguy cơ Toàn cầu của Cộng đồng Tình báo Mỹ” được đưa ra vào tháng 1/2014 bởi James Clapper. Chín tháng sau, IAEA khẳng định những dấu hiệu của trạng thái hoạt động ở lò phản ứng 5 MW ở Triểu Tiên.
Nhin lai an ninh cua Trieu Tien trong nam 2014
 Hình ảnh một lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên từ trên vệ tinh và dưới mặt đất