Nga dùng robot súng máy huấn luyện lính tình nguyện tham chiến ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh quân đội nước này dùng robot súng máy huấn luyện lính tình nguyện tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nhà chức trách Nga cho biết, các binh sĩ tình nguyện đang trải qua khóa huấn luyện tại các trường bắn ở Zaporizhzhia, vùng sáp nhập vào nước này hồi tháng 10 năm ngoái.
“Việc huấn luyện cũng bao gồm thực hành các hoạt động chiến đấu bằng cách sử dụng hệ thống robot được trang bị súng máy cỡ nòng lớn để hỗ trợ các đơn vị tấn công”, trích thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Sputnik, tại các trường bắn ở Zaporizhzhia, các binh sĩ Nga được thực hành bắn súng phóng lựu chống tăng RPG-7 di động, súng máy cỡ nòng lớn và súng trường vào các mục tiêu mô phỏng của đối phương. Họ cũng có cơ hội diễn tập các thao tác chiến thuật khác nhau, bao gồm cả chuyển từ hình thức chiến đấu này sang hình thức chiến đấu khác theo những bối cảnh liên tục thay đổi.
Trong video, các binh sĩ luyện bắn theo cặp với một robot được trang bị súng máy di chuyển trước mặt họ, nhắm mục tiêu và nhả đạn. Cứ sau vài chục phát bắn, các binh sĩ và robot lần lượt di chuyển về phía trước và sang ngang.
Một sĩ quan huấn luyện có mật danh "Lavren" lưu ý, lính tình nguyện sẽ tiếp tục được đào tạo cho đến khi họ hành động một cách tự tin. Theo ông, khó khăn chính của người mới là run tay khi cầm vũ khí lâu. Trước khi bắt đầu bắn, họ thực hiện một loạt bài tập đặc biệt để loại bỏ nhược điểm này.

Cận cảnh pháo đài cổ của Nga nổi lên giữa mặt biển

Nằm trên hòn đảo nhân tạo xây dựng từ năm 1838, pháo đài Alexander hay "pháo đài Tai họa" (ở Nga) vẫn giữ được những bức tường kiên cố vững chắc.

Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien

Pháo đài Alexander là một trong những pháo đài cổ nổi tiếng nhất ở thành phố Saint Peterburg, do hoàng đế Nikolay I dựng nên và đặt theo tên anh trai của ông, hoàng đế Alexander I. Nó được xây dựng vào khoảng năm 1838 - 1845.

Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-2
Giống nhiều pháo đài khác trên vịnh Phần Lan, Alexander cũng nằm trên nền móng của một đảo nhân tạo.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-3
Phần móng chắc chắn gồm hơn 5.500 trụ chống dài 12m, cắm sâu xuống lòng biển. Về sau nơi này được phủ thêm các lớp cát, bê tông và đá granite.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-4
Pháo đài Alexander dài 90m, rộng 60 m có 3 tầng, và căn phòng bên trong chứa được tới 1.000 người. Ngoài ra, nơi đây trang bị 103 khẩu súng thần công cùng 34 vị trí đặt súng khác trên mái.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-5
Mặc dù pháo đài này chưa từng tham gia vào bất kỳ hoạt động quân sự nào, nó vẫn đóng một vai trò mật thiết trong chiến tranh Crimea khi bảo vệ hải quân Nga ở Kronstadt khỏi lực lượng hải quân Hoàng gia và các hạm đội Pháp.  
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-6
Sự hiện diện của pháo đài cũng đủ làm quân thù chùn bước trước khi đánh chiếm Saint Peterburg. Nhưng đến thế kỷ 20, pháo đài mất dần ý nghĩa phòng thủ khi không chống đỡ được pháo binh hiện đại và những đợt nã pháo lớn.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-7
Năm 1897, pháo đài Alexander được chuyển thành một phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu các dịch bệnh nguy hiểm như tả, uốn ván, sốt phát ban, nhiễm tụ cầu khuẩn...
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-8
Tuy nhiên nơi này lại đặc biệt nổi tiếng vì những thí nghiệm với vi khuẩn Yersenia, nguyên nhân của bệnh dịch hạch. Chính vì vậy, pháo đài Alexander còn có tên khác là "pháo đài bệnh dịch".
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-9
Sau khi lực lượng cộng sản tiếp quản vào năm 1917, phòng thí nghiệm đóng cửa và pháo đài được trao lại cho hải quân Nga. Họ đã duy trì các trang thiết bị bên trong pháo đài cho tới khi nó bị bỏ hoang vào năm 1983.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-10
Mãi tới năm 2005, pháo đài mới được chính quyền sửa sang, tuy nhiên, phải từ năm 2007, các nhà đầu tư đổi vào đây số tiền lên tới hàng triệu USD thì pháo đài mới được khôi phục thành một địa điểm tham quan.
Can canh phao dai co cua Nga noi len giua mat bien-Hinh-11
Du khách có thể tới đây bằng cách đặt các tour du thuyền để chiêm ngưỡng những cấu trúc lạ, máy móc, căn hầm bí ẩn. Ngoài ra, pháo đài còn là địa điểm quay phim tài liệu hay các serie phim truyền hình. Ảnh: IT.

Tại sao Kalashnikov Type-56 của Trung Quốc kém hơn AK-47 của Liên Xô

Nhằm tăng cường sức mạnh cho “người đồng chí” của mình, vào năm 1956, Liên Xô đã chuyển giao công nghệ sản xuất súng tiểu liên Kalashnikov AK-47 với tên gọi của Trung Quốc là Type-56.

Tai sao Kalashnikov Type-56 cua Trung Quoc kem hon AK-47 cua Lien Xo

Súng trường tấn công Kalashnikov được coi là một trong những thương hiệu Nga dễ nhận biết nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải mọi khẩu súng giống Kalash đều được sản xuất tại Nga.

Clip: Xe bọc thép của Ukraine bị quân đội Nga phá hủy gần Orekhovo

Clip xe bọc thép của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bị quân đội Nga phá hủy gần Orekhovo vừa được AVP công bố.

 

Quân đội Ukraine đã "đặt cược" quá lớn vào Robotino?

Việc tập trung quá nhiều lực lượng vào “cửa tử” Rabotino và bỏ qua các hướng khác, khiến cuộc phản công của Ukraine rơi vào thế "đầu voi - đuôi chuột".

Quan doi Ukraine da

Sau cuộc phản công kéo dài gần 3 tháng của Quân đội Ukraine mà chưa đem lại kết quả đáng chú ý, đã làm dấy lên nhiều câu hỏi từ thế giới bên ngoài.

Binh sĩ Ukraine cuối cùng ra hàng, Nga kiểm soát hoàn toàn ‘pháo đài’ Azovstal

Ngày 20/5, quân đội Nga thông báo những thành viên cuối cùng thuộc lực lượng Azov của Ukraine tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol đã ra đầu hàng.

Binh si Ukraine cuoi cung ra hang, Nga kiem soat hoan toan ‘phao dai’ Azovstal
Lực lượng Ukraine tại Azovstal ra đầu hàng. Ảnh: RT 
Đài RT (Nga) và hãng tin DW của Đức đưa tin toàn bộ khu vực thuộc tổ hợp nhà máy thép Azovstal đã hoàn toàn được giải phóng và đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga.