Nếu Crimea sáp nhập Nga, Gruzia sẽ gia nhập NATO?

(Kiến Thức) - Tờ Kommersant đưa tin, Gruzia có thể được trao Kế hoạch hành động trên cương vị là thành viên NATO vào tháng 9 nếu Crimea sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý 16/3.

Cụ thể, kế hoạch hành động cụ thể hơn sẽ được đưa ra bàn bạc ở Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 9 này ở Anh. Theo Kommersant, tuyên bố từ NATO đề cập tới bản danh sách các điều kiện mà Gruzia cần hoàn thành trước khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Gruzia là một trong số những có quốc gia có lịch sử gắn bó lâu dài với Nga. Kể từ thời Tổng thống Bidzina Ivanishvili lên cầm quyền, Gruzia vẫn cố gắng duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ Nga-Gruzia. Đồng thời, quốc gia này cũng không giấu giếm việc duy trì liên lạc ở mức ổn định với châu Âu và Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại thành phố Chicago.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại thành phố Chicago.
Tại thời điểm hiện tại, rõ ràng Gruzia được cho là đóng một vai trò tích cực hơn trong các mối quan hệ ở những tổ chức phương Tây. Rất có khả năng rằng, các cuộc đối thoại về những khoản hỗ trợ tài chính của phương Tây là cách thông minh để giữ chân các cử tri trung thành.
“Chính hành động can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine đã dấy lên cuộc tranh cãi về việc cần thiết có chính sách cứng rắn hơn của NATO ở Đông Âu”, bài báo trên Kommersant viết.
Chỉ còn chưa đầy 4 ngày nữa, nước Cộng hòa tự trị Crimea sẽ tham gia vào cuộc trưng cầu ý dân có tính bước ngoặt đối với số phận của khu tự trị này. Còn chính quyền Nga khẳng định rằng, sự kiện trọng đại này ở Crimea tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Họ hy vọng, cuộc trưng cầu này sẽ nhận được sự ủng hộ cao từ phía người dân.

Phi công máy bay Malaysia phát tín hiệu gì trước khi biến mất?

(Kiến Thức) - Một phi công điều khiển chiếc Boeing 777 khác cho biết, đã liên lạc được với máy bay mang số hiệu MH370 trước khi nó biến mất khỏi màn hình radar.

Viên phi công giấu tên điều khiển chiếc Boeing 777 bay trước chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines khoảng 30 phút chia sẻ, khi chiếc máy bay của ông (trên đường đến sân bay quốc tế Narita, Nhật Bản) đang ở trong không phận Việt Nam, ông được Kiểm soát không lưu Việt Nam yêu cầu sử dụng tần số khẩn cấp để liên lạc với chuyến bay MH370. Lúc này, Kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với chuyến bay MH370.

“Lữ đoàn tử vì đạo TQ” nhận khủng bố máy bay Malaysia

(Kiến Thức) - Một nhóm tự xưng là “Lữ đoàn Tử vì đạo Trung Quốc (Chinese Martyrs' Brigade)” vừa lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia mang số hiệu MH370 đang mất tích.

Nhóm "Lữ đoàn Tử vì đạo Trung Quốc" (chưa từng được biết đến trước đó) gửi thư tới nhiều nhà báo khác nhau ở Trung Quốc ngày 9/3 tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia mất tích. Họ tuyên bố: “Các người giết một người của chúng ta. Chúng ta sẽ trả thù bằng cách giết 100 người của các người”.

Putin đi tiếp nước cờ nào trên bàn cờ Crimea?

(Kiến Thức) - Dựa trên những sự kiện diễn ra ở Crimea, Ukraine, nhiều học giả trên thế giới đưa ra những nhận định về "đường đi nước bước" tiếp theo của ông Putin.

Tính cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có báo cáo nào về các cuộc đụng độ bằng súng giữa quân Nga và lính Ukraine ở Crimea. Song, như là một quy luật thường lệ trong lịch sử các cuộc xung đột, những động thái kiểu “sóng yên biển lặng” như vậy sẽ là dự báo cho các hành động dữ dội trong tương lai. Rõ ràng, tình hình thực tế ở Ukraine khá ảm đạm. Người Nga nhận thấy rằng, cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở quốc gia láng giềng khác biệt nhiều so với phần còn lại của thế giới.
“Moscow lấy cớ là bảo vệ người Nga và những công dân nói tiếng Nga để tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraine. Đó là về một đất nước ổn định đắm chìm trong những cuộc hỗn loạn. Từ quan điểm của người Nga, đó là một đất nước nơi mà một tổng thống được bầu chọn hợp pháp đã bị một đám đông hạ bệ”, Loga Oliker – chuyên gia phân tích chính sách quốc tế hàng đầu ở Rand – nói.