Ném bom IS ở Syria: Mỹ tiếp tục chính sách hiếu chiến?

(Kiến Thức) - Mỹ tấn công vào các khu vực của IS tại Syria mà không có sự cho phép của chính phủ hợp pháp, thì đó sẽ là hành động gây hấn.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, những cuộc không kích của Mỹ vào vị trí của nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria mà không có sự đồng ý của Damascus và các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể coi là hành động xâm lược.
Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố như vậy sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố ý định ném bom xuống các vị trí của IS trên lãnh thổ Syria mà không có sự đồng ý của Damascus. 
Phía Syria cũng phản đối hành động này. Bộ trưởng Các vấn đề Hòa giải Quốc gia Syria Ali Haidar tuyên bố: "Mỹ cần phải phối hợp hành động với chính phủ Syria trước khi thực hiện bất kỳ cuộc không kích trên lãnh thổ đất nước chúng tôi". 
Tuy nhiên, trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: "Chúng tôi sẽ săn lùng các tay súng IS bất cứ nơi nào họ xuất hiện”. Tổng thống Obama nói thẳng ra rằng, lực lượng vũ trang Mỹ có thể không kích vào các vị trí của IS trên lãnh thổ Syria mà không cần sự đồng ý của chính phủ hợp pháp, và không cần có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ săn lùng IS cả trên lãnh thổ Syria.
 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ săn lùng IS cả trên lãnh thổ Syria.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nói:“Washington vẫn không thể từ bỏ những "tiêu chuẩn kép". Một mặt, ông Barack Obama hỗ trợ chính phủ Iraq trong cuộc đấu tranh chống các phần tử Hồi giáo cực đoan, mặt khác lại yêu cầu Quốc hội phân bổ 500 triệu USD để hỗ trợ phe đối lập vũ trang Syria, mà trên thực tế thế lực này không khác gì so với các tay súng của "Nhà nước Hồi giáo". Nếu lực lượng vũ trang Mỹ tấn công vào các khu vực của IS tại Syria mà không có sự cho phép của chính phủ hợp pháp, thì đó sẽ là một hành động gây hấn, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Có lý do để cho rằng, các lực lượng chính phủ Syria có thể bị tấn công, trong trường hợp này các vụ không kích sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm leo thang căng thẳng”.
Trong thời gian dài Mỹ từ chối công nhận Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) là một tổ chức khủng bố. Washington đã ngăn chặn đề xuất của Nga liệt tổ chức này vào danh sách tương ứng của Liên Hiệp Quốc. Và chỉ sau khi các tay súng chiếm giữ phần lớn lãnh thổ Iraq, Washington mới nhận ra vấn đề. Nhưng, chỉ đối với Iraq, Mỹ không chịu thừa nhận rằng, ban lãnh đạo Syria đang đấu tranh chống các tay súng của tổ chức này ở phía Bắc đất nước. Vào tháng Tám, Washington đã từ chối đề xuất của Damascus giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống lại "Nhà nước Hồi giáo". Bây giờ Mỹ có ý định không kích vào các vị trí của phiến quân ở Syria, mà cũng không hỏi ý kiến ​​của Damascus, cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Barack Obama tuyên bố, một liên minh rộng rãi ủng hộ kế hoạch của ông tiêu diệt nhóm IS ở Iraq và Syria. Nhưng, khó có thể thành lập liên minh này nếu không dựa vào luật pháp quốc tế. Đức, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối tham gia chiến dịch chống lại các tay súng của "Nhà nước Hồi giáo". Trong tình huống này, Washington gửi gắm nhiều hy vọng vào các nước Ả Rập. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được phái đến khu vực này.

"Tin tình báo về Quân Nga ở Ukraine không đáng tin"

(Kiến Thức) - Cựu nhân viên CIA nhận định, tin tình báo về cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine là không đáng tin.

Cựu nhân viên CIA và cũng là giám đốc chương trình Can thiệp toàn cầu của Mỹ tại Hội đồng Đạo đức trong vấn đề quốc tế Carnegie - David Speedie nhận định, những người ủng hộ độc lập tại nhà nước tự phong Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) không phải là những kẻ ly khai thân Nga mà là những người phản đối chống đảo chính. 
Binh sĩ lực lượng ly khai Ukraine.
Binh sĩ lực lượng ly khai Ukraine. 

Mượn không kích phiến quân, Mỹ nhắm tới Quân đội Syria?

(Kiến Thức) - Các cuộc không kích của Mỹ có thể không chỉ nhắm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) mà còn cả của lực lượng của Tổng thống Syria Assad.

Nhận định trên được Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông ở Nga, ông Yevgeny Satanovsky chia sẻ với hãng thông tấn Itar Tass ngày 11/9.
“Tại sao Tổng thống Obama lại tiêu diệt IS? Anh ấy sẽ chiến đấu với tổ chức khủng bố này một cách có chọn lọc để nhóm phiến quân này không bị xóa sạch khỏi bản đồ thế giới hoàn toàn”, ông Satanovsky đề cập tới nhóm IS, tổ chức Hồi giáo dòng Sunni đã chiếm đóng một phần lãnh thổ ở phía đông Syria và khắp miền bắc và tây Iraq.

Top 10 hòn đảo hấp dẫn du khách nhất thế giới 2014

(Kiến Thức) - Độc giả của tạp chí du lịch Condé Nast Traveller bình chọn ra 10 hòn đảo hấp nhất thế giới năm 2014 với quốc đảo Maldives xinh đẹp đứng đầu.

1. Maldives từ lâu đã được coi là một trong những địa điểm lãng mạn nhất thế giới, với bãi biển cát trắng và nước trong xanh.
1. Maldives từ lâu đã được coi là một trong những địa điểm lãng mạn nhất thế giới, với bãi biển cát trắng và nước trong xanh.