NATO phải đoàn kết trước một nước Nga "quyết đoán hơn"

Đó là kêu gọi của Tổng thư ký NATO Stoltenberg đối các nước thành viên của khối quân sự này, trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng chia rẽ và Nga ngày một “quyết đoán hơn”.

Trước một nước Nga “ngày càng quyết đoán hơn”, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg hôm 3/4 đã đưa ra lời kêu gọi các quốc gia thành viên đoàn kết hơn nữa, vì 1 sự nghiệp phát triển của Liên minh. Lời kêu gọi của người đứng đầu NATO được đưa ra trong bối cảnh đang có những vết rạn “lớn” giữa các nước thành viên, đe dọa đến Liên minh, vốn được xem “thành công nhất trong lịch sử” này.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Tổng thư ký NATO Stoltenberg hôm 3/4 cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, những thách thức mà không một quốc gia nào có thể một mình đối mặt. Cán cân sức mạnh toàn cầu đang thay đổi. Cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến thế hệ. Chúng ta mới chỉ nhìn thấy sự khởi đầu của các mối đe dọa trong không gian ảo và tiếp tục phải đối mặt với một nước Nga quyết đoán hơn”.
NATO phai doan ket truoc mot nuoc Nga
Tổng thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi tổ chức này phải đoàn kết hơn trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng chia rẽ và Nga ngày một “quyết đoán hơn”. Ảnh: Reuters 
Người đứng đầu NATO đã nhắc lại cam kết của các nhà sáng lập Liên minh: “Một vì tất cả, tất cả vì một” - một nguyên tắc đã khắc sâu trong Hiệp ước thành lập NATO, song lại đang đứng trước nhiều thách thức, bao gồm cả chính sách nước Mỹ là trên hết của Tổng thống Donald Trump.
Đầu tiên, phải kể đến yêu cầu của Mỹ đối với việc chia sẻ gánh nặng 1 cách công bằng, cụ thể là việc gia tăng chi tiêu cho Quốc phòng của các nước thành viên NATO. Trên thực tế, nhiều nước đã bắt đầu tăng chi tiêu quốc phòng với hàng chục tỷ USD Mỹ được tăng thêm. Tuy nhiên, cả Mỹ và Tổng thư ký NATO vẫn đang kỳ vọng việc tăng chi sẽ phải nhiều hơn thế, chiếm ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi nước.
Do đó, với chỉ 1% GDP cho ngân sách quốc phòng, Đức là quốc gia bị Tổng thống Mỹ nêu ra làm 1 ví dụ để chỉ trích, dù Berlin đang có đóng góp tới 14% cho ngân sách NATO, so với con số 22% từ Mỹ. Không chỉ dừng lại ở vấn đề này, Đức cũng đang khiến Mỹ “phật lòng” khi quyết theo đuổi dự án xây dựng đường ống dẫn dầu dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) với Nga – điều mà Washington lo ngại 1 đồng minh NATO sẽ phải phụ thuộc vào Nga trong vấn đề năng lượng.
Cũng lại xuất phát từ mối lo ngại về Nga, NATO đang không hài lòng khi một cường quốc quốc phòng của NATO, là Thổ Nhĩ Kỳ, đang muốn mua “bằng được” hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga – điều mà NATO lo ngại gây nguy hiểm cho an ninh các nước thành viên. Phát biểu tại một cuộc họp các Ngoại trưởng NATO ở Washington, hôm 3/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo, vì S-400, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị xem xét lại về tư cách thành viên trong Khối:
Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu phải làm sao?
3 nguyên tắc vàng trong điều trị viêm đại tràng
Tài trợbifina.vn
“Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn. Họ có muốn duy trì quan hệ với 1 đối tác quan trọng trong liên minh quân sự thành công nhất lịch sử hay họ muốn đe dọa quan hệ đồng minh này bằng những hành động nguy hiểm, làm suy yếu NATO”, ông Pence nói.
Phó Tổng Thống Mỹ khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ đang gây rắc rối và nguy hiểm cho NATO với thương vụ S-400 với Nga trị giá 2,5 tỷ USD Mỹ, ngay cả khi Mỹ đã ngỏ ý bán hệ thống phòng thủ Patriot cùng các hợp đồng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vài giờ trước phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vẫn khẳng định, thỏa thuận mua 4 tổ hợp phòng không S-400 với Nga vào cuối năm 2017, hiện đã “xong xuôi”, tuyên bố sẽ không “lùi bước nhượng bộ” trong vấn đề này. Dự kiến, tổ hợp đầu tiên sẽ được Nga chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm nay.
Thừa nhận về mối quan hệ Mỹ – Thổ cũng đang trải qua gia đoạn “sóng gió” tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng 2 nước tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 3/4 cảnh báo, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải “trả giá đắt nếu đơn phương hành động trong khu vực”, hàm ý chỉ trích những hoạt động quân sự của Ankara tại Syria.
Đó là những bất đồng lớn giữa các nước thành viên lớn của NATO. Ngoài ra, hình ảnh một NATO “suy yếu” cũng đang gây ra sự chia rẽ giữa các nước thành viên, đặc biệt khi nhiều nước tỏ ra không hài lòng cách NATO thể hiện tại một số cuộc xung đột, đặc biệt là trong cuộc chiến “dai dẳng 17 năm” tại Afghanistan. Lời kêu gọi đoàn kết của người đứng đầu NATO hôm qua là rất cần thiết song để thực hiện điều này hiện vẫn là bài toán khó cho tổ chức vốn đã 70 năm tuổi.

Hội nghị thượng đỉnh NATO: "Bằng mặt không bằng lòng"

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tiếp tục yêu cầu các đồng minh tăng gấp đôi mức đóng vào quỹ hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO).

Theo Reuters, lãnh đạo của 29 quốc gia thuộc NATO hôm qua nhóm họp ngày thứ hai để tìm cách kết thúc cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan. Tại hội nghị, nhiều nước châu Âu bày tỏ sự không hài lòng với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Nga đòi Mỹ chuyển hết vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Kremlin muốn toàn bộ các vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa Mỹ ra khỏi châu Âu.

Những lời kể trên được ông Medvedev nói ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh đình chỉ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Liên Xô ký với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.

Biển người ăn mừng khi Tổng thống Algeria 82 tuổi từ chức

(Kiến Thức) - Ngay sau khi Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika thông báo đệ đơn từ chức với hiệu lực tức thì, người dân nước này đã đổ ra đường phố ăn mừng.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc
 Tối 2/4, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đệ đơn từ chức với hiệu lực tức thì, chỉ vài tuần trước khi ông chính thức hết nhiệm kỳ vào ngày 28/4 tới. Ảnh: Getty.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-2
Tổng thống Abdelaziz Bouteflika trao thư từ chức cho Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Tayeb Belaiz trong khi Chủ tịch Thượng viện Abdelkader Bensalah (trái) ngồi bên cạnh ngày 2/4. Ảnh: Reuters. 

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-3
 Ngay sau khi Tổng thống Algeria từ chức, người dân nước này đã đổ ra đường phố ăn mừng. Ảnh: EPA.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-4
 Người dân Algeria reo hò ở thủ đô Algiers ăn mừng việc Tổng thống Bouteflika từ chức. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-5
 Các em nhỏ được phụ huynh đưa ra ngoài đường phố ăn mừng sự kiện lịch sử này. Ảnh: Getty.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-6
 Đông đảo người dân Algeria ăn mừng trên đường phố Algiers. Ảnh: BBC.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-7
 Được biết, người biểu tình đã xuống đường tuần hành vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần kể từ ngày 22/2 để yêu cầu ông Bouteflika hủy bỏ tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm và từ bỏ quyền lực. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-8
 Sau khi ông Abdelaziz Bouteflika từ chức, Chủ tịch Thượng viện Abdelkader Bensalah sẽ trở thành Tổng thống lâm thời trong vòng 90 ngày cho đến khi cuộc bầu cử được tổ chức. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-9
 Trước đó, trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 26/3, Tư lệnh quân đội Algeria, ông Ahmed Gaed Salah, đã đề cập tới việc đương kim Tổng thống Abdelaziz Bouteflika nên từ chức khi "không còn phù hợp để điều hành đất nước" bởi sức khỏe ông không được tốt trong những năm gần đây. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-10
Cảnh sát Algeria cố gắng giải tán đám đông người biểu tình ở thủ đô Algiers ngày 22/3. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-11
  Cảnh sát Algeria đụng độ với người biểu tình yêu cầu Tổng thống Bouteflika từ chức ở thủ đô Algiers ngày 29/3. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-12
 Các sinh viên tham gia biểu tình ở thủ đô Algeria. Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-13
 Cảnh sát chống bạo động Algeria đụng độ với người biểu tình phản đối Tổng thống Bouteflika ngày 8/3.  Ảnh: Reuters.

Bien nguoi an mung khi Tong thong Algeria 82 tuoi tu chuc-Hinh-14
Đường phố Algiers mù mịt khói lửa ngày 8/3. Ảnh: Reuters.