Năng lực DĐK Group CĐT dự án KCN Sóc Sơn 3.200 tỷ

DĐK Group - chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp sạch ở Sóc Sơn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, gồm 8 công ty thành viên và từng thi công nhiều công trình giao thông lớn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sạch Sóc Sơn tại xã Minh Trí và xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội).
Dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK làm nhà đầu tư với quy mô sử dụng đất 302,8 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 3.226,92 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 850 tỷ đồng.
Nang luc DDK Group CDT du an KCN Soc Son 3.200 ty
 Phối cảnh Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn (Ảnh: ddk.com.vn).
Chủ đầu tư loạt dự án “khủng”
Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK được thành lập vào tháng 12/2001, có trụ sở chính tại số 5 ngách 629/15 Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội). Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Dương.
DĐK Group có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, là chủ đầu tư dự án như: Khu công nghiệp sạch Kim Động (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; quy mô 100 ha, tổng vốn đầu tư 539 tỷ đồng); Khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Kim Động (diện tích 15ha); Công trình tòa nhà trụ sở văn phòng cho thuê DĐK (số 1A, Chu Mạnh Trinh, TP. Hưng Yên; diện tích đất 2.744 m2); Công trình tòa nhà Trung tâm dạy và thực hành công nghệ kỹ thuật DĐK (số 179, Trung Kính, Hà Nội; diện tích đất 1.771 m2).
Nang luc DDK Group CDT du an KCN Soc Son 3.200 ty-Hinh-2
DĐK Group là đơn vị thi công công trình giao thông đường đi 4 xã huyện Tu Mơ Rông. (Ảnh: ddk.com.vn).
DĐK Group còn thi công nhiều công trình giao thông như: Đường từ trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía Tây (Đăk Sao, Đăk Na, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông); Dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 200 - tỉnh Hưng Yên; Dự án đường giao thông Sốp Cộp - Mường Và - Mường Lạn và dự án đường giao thông từ trung tâm huyện Sốp Cộp đến cửa khẩu Lạnh Bánh (huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La); dự án cải tạo, nâng cấp QL37 (Km23+200 – Km47+888) đoạn Vĩnh Bảo(Hải Phòng) đến Gia Lộc - Hải Dương; Dự án đường trục Bắc Nam - tỉnh Hải Dương.
Hiện nay, DĐK Group có 8 Công ty thành viên gồm: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Tài chính Quốc tế DĐK, Công ty CP Hạ tầng Khu công nghiệp sạch DĐK Hưng Yên, Công ty CP Đầu tư Giao thông DĐK, Công ty CP Phát triển Giao thông DĐK, Công ty CP Trung Huy DĐK, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư An Thịnh DĐK, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Vạn Thịnh Phát DĐK, Công ty CP Đầu tư Bất động sản DĐK.
Lãi kinh doanh sao?
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu thuần của DĐK Group đạt đỉnh vào năm 2016 với 52,1 tỷ đồng, nhưng lãi sau thuế chỉ đạt 141,6 triệu đồng.
Năm 2017 và 2018, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt lần lượt là 4,97 tỷ đồng, 4,68 tỷ đồng, báo lãi sau thuế 10 triệu đồng và 69,8 triệu đồng. Đến năm 2019, doanh thu của DĐK Group chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng, lãi sau thuế vỏn vẹn hơn 4,6 triệu đồng.
Cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của DĐK Group đạt mức 180,1 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt gần 100,3 tỷ đồng.

SMC góp 200 tỷ đồng lập 2 công ty thành viên

(Kiến Thức) - HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc thuê đất tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2 để thành lập hai công ty thành viên.

Cụ thể, SMC sẽ rót vốn thành lập Công ty TNHH Cơ Khí chính xác SMC Phú Mỹ và Công ty TNHH Thép SMC Phú Mỹ. Mỗi công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chịu trách nhiệm quản lý nhà máy cùng tên, tỷ lệ góp vốn của SMC không được nêu rõ.       

Thời gian thuê đất được xác định kể từ ngày ký hợp đồng thuê lại đất đến ngày 29/6/2055. Chi phí sử dụng hạ tầng trọn gói là 100 USD/m2 (tương đương khoảng 2,3 triệu đồng/m2). Như vậy, với diện tích mỗi nhà máy là 40.000 m2, ước tính SMC sẽ chi hơn 185 tỷ đồng để thuê đất cho toàn bộ thời hạn thuê.

Cả trăm mét sông bị Cty Thăng Long san lấp trái phép: Hạt quản lý đê Sóc Sơn nói gì?

(Kiến Thức) - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn đã lập biên bản đối với Công ty Thăng Long khi đổ đất san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Liên quan đến việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, chiều ngày 29/3, PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội).
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?
Cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã) bị san lấp trái phép.
Bước đầu, ông Bảo cho biết mấy tuần qua Hạt quản lý đê Sóc Sơn có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-2
Những khối đất đát đổ lấn ra phía lòng sông với quy mô khủng.
Khi PV đề cập đến nội dung hiện trạng khu vực vi phạm, đến thời điểm này ra sao, cơ quan chức năng đã xử lý, giải tỏa hay chưa? Vị Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn chỉ nói: “Cả huyện và xã vẫn đang đôn đốc để xã giải tỏa. Chức năng nhiệm vụ thì Hạt chỉ lập biên bản”.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-3
 Tại vị trí san lấp trái phép còn "mọc" lên một trạm trộn bê tông không phép vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều.
Thực tế, cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu đã bị san lấp trái phép. Hoạt động này diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng, hủy hoại bờ sông, làm biến dạng mặt bằng của đất khiến đoạn dòng chảy qua đây bị thu hẹp lại, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều. Thế nhưng, không hiểu vì sao khi sự việc đã rồi, Hạt quản lý đê Sóc Sơn mới “mò” đến lập biên bản theo như lời ông Bảo nói là làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, rồi chính quyền địa phương thì “rục rịch” xử lý?