Nạn nhân thứ 7 vụ sốc phản vệ chạy thận ở Hòa Bình tử vong

Tính tới thời điểm hiện tại, số nạn nhân tử vong trong vụ sốc phản vệ khi chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình đã lên tới con số 7.

Đêm 29/5, liên quan tới sự việc 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo tại khoa Thận nhân tạo BV khoa tỉnh Hòa Bình, Ths. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, cho biết trong 2 ca nặng đang được cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực của BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, một nạn nhân 60 tuổi đã tử vong vào khoảng 23 giờ cùng ngày. Như vậy, số ca tử vong trong sự cố này đã lên tới 7 người.
Bộ công an vào cuộc

Hiện tại, 10 bệnh nhân đã được chuyển xuống BV Bạch Mai để tiếp tục điều trị.
Bo Y te lap Hoi dong chuyen mon vu tai bien chay than
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Hòa Bình tập trung cấp cứu kịp thời nạn nhân. 
Trong một diễn biến khác, Bộ Công an đã chỉ đạo cục chức năng thuộc bộ vào cuộc điều tra vụ 18 người chạy thận nhân tạo sốc phản vệ khi đang chạy thận, trong đó có 6 người tử vong.

Được biết, tổ công tác của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an gồm đại diện 4 đơn vị: Cục Cảnh sát hình sự (C45), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (C49), Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (C44) và Viện Khoa học hình sự (C54) trong chiều 29-5 cũng đã tới Hòa Bình làm việc với Công an tỉnh này nhằm khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình tìm ra nguyên nhân vụ tai biến y khoa nghiêm trọng đã khiến 6 người tử vong.

Bệnh nhân ngứa, buồn nôn trước khi tử vong

Anh Nguyễn Đăng Thanh (40 tuổi), con trai bà Nguyễn Thị Minh (54 tuổi, trú tại phường Đồng Tiến, TT Hoà Bình, một trong những nạn nhân tử vong) cho biết khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng ngày 29-5,  một số bệnh nhân đồng loạt có biểu hiện ngứa ngáy, buồn nôn, huyết áp cao... có người bị sốc hô hấp ngay tại chỗ.

Ngay sau đó, các bác sĩ đã tích cực cứu chữa, chuyển các bệnh nhân lên Khoa hồi sức tích cực điều trị. Tuy nhiên, do bị sốc nặng mẹ anh và một số người khác đã tử vong.

Theo anh Thanh, bà Minh chạy thận được 7 năm nay, mỗi tuần 3 lần. Hôm nay, bà nói với anh cảm thấy khó thở rồi sốc đột ngột và tử vong. Sau sự việc, gia đìnhi rất đau buồn bởi sáng cùng ngày, bà vẫn rất khỏe mạnh, đi lại bình thường.
7 nạn nhân tử vong gồm:

Bùi Văn Huyền (SN 1971, trú tại huyện Cao Phong).

Bùi Văn Chính (SN 1967, trú tại huyện Lạc Thủy).

Nguyễn Thị Minh (SN 1963, trú tại phường Đồng Tiến).

Lê Thị Chung (SN 1959, trú tại phường Tân Hòa).

Đinh Thị Thu Hằng (SN 1981, trú tại xã Sủ Ngòi).

Quách Thị Phượng (SN 1948, trú tại huyện Lương Sơn).

Nạn nhân vừa tử vong 60 tuổi, chưa rõ danh tính

Xót xa mảnh đời ở “xóm chạy thận” giữa lòng thành phố

Khu nhà hai tầng đã xuống cấp nằm trên đường Lệ Ninh hơn 10 năm qua trở thành “mái ấm” của hàng trăm bệnh nhân chạy thận.

Khu nhà ấy vốn là nhà khách của Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh nằm trên đường Lệ Ninh, thuộc phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An. Tuy đã xuống cấp, nhưng lâu nay trở thành “mái ấm” thứ 2 của hàng trăm bệnh nhân chạy thận. Họ tìm đến đây thuê trọ bởi giá rẻ và tiện lợi cho việc chạy thận tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh. Hơn 10 năm, người ta không nhớ nổi có bao nhiêu bệnh nhân đến đây cư trú, càng không nhớ nổi đã có bao nhiêu con người ra đi vĩnh viễn ngay tại khu nhà này.

18 bệnh nhân sốc phản vệ: Có thể do nước không tinh khiết?

Theo các bác sĩ, trường hợp sốc phản vệ tập thể 18 người ở Hoà Bình là việc hi hữu.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, sáng 29/5, khi đang chạy thận cho 18 bệnh nhân bị suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ, đã xảy ra sốc phản vệ tập thể. Đến thời điểm này, đã có 5 người tử vong.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ của khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong trường hợp này không thể do thuốc, bởi mỗi bệnh nhân có loại thuốc khác nhau. Ví dụ bệnh nhân bị tăng huyết áp kèm suy thận sẽ dùng thuốc khác, tiểu đường kèm suy thận sẽ dùng thuốc khác.

Vị cán bộ này nghi ngờ, có thể do nước trong quá trình chạy thận. Nước để chạy thận nhân tạo buộc phải là nước siêu tinh khiết.

Trong hệ thống chạy thận nhân tạo, nước là một trong hai nhân tố quan trọng nhất. Trung bình một bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tới 22.000 lít nước siêu tinh khiết mỗi năm. Do thận hư không còn khả năng lọc các tạp chất, ion và vi khuẩn xâm nhập vào máu từ nước truyền nên rất dễ có những rủi ro bất ngờ, kể cả tử vong.
18 benh nhan soc phan ve: Co the do nuoc khong tinh khiet?
 Ảnh minh họa.
Các nguyên tố vô cơ như nhôm, thuỷ ngân, đồng, chì kẽm và các độc tố hữu cơ như nitơrat, nitrit, amoniac, chloramine, vi khuẩn, tảo, nấm đều gây tai biến.

Do đó, nước dùng cho thận nhân tạo cần phải được xử lý nghiêm ngặt: Đầu tiên là lọc thô, điều chỉnh nhiệt độ và pH. Sau đó là làm mềm, khử khoáng bằng trao đổi ion. Tiếp theo, nước được đưa qua bồn lọc carbon hoạt tính để hấp phụ các tạp chất hữu cơ.

Công đoạn tinh lọc bắt đầu bằng màng Thẩm thấu ngược, chỉ cho nước đi qua và giữ lại tạp chất còn sót, kể cả các ion/chất điện phân. Để chắc chắn hơn, có thể cho nước qua bộ trao đổi ion, khử toàn bộ các anion và cation.

Nếu một bệnh nhân chạy thận khi sử dụng nước có vấn đề là bệnh nhân có biểu hiện rét ngay. Bác sĩ biết can thiệp sớm thì bệnh nhân tránh được nguy cơ sốc phản vệ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – chuyên khoa gây mê, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết, sốc phản vệ có thể xảy ra với bất cứ ai.

Nguyên nhân của sốc phản vệ trong quá trình điều trị rất khó tìm thấy, nhất là bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Nhưng với trường hợp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình xảy ra hôm nay, rất có thể là do một loại tác nhân, tác động cùng lúc lên các bệnh nhân. BS Tuấn cho biết, việc xác định được chính xác nguyên nhân loại thuốc hay chất nào gây ra sốc phản vệ, là không có giá trị.

Người ta chỉ có thể xác định chắc chắn được một số loại thuốc, hoá chất gây ra sốc phản vệ, sau khi bệnh nhân ổn định, tại những cơ sở y tế có trang bị Labo mạnh về miễn dịch học, vì có rất nhiều trường hợp dương tính hay âm tính giả.

Hơn thế, việc xác định chính xác nguyên nhân thuốc hay hoá chất nào gây ra sốc phản vệ không cần thiết tại thời điểm xảy ra sốc phản vệ, vì tất cả các trường hợp bị bệnh lý này đều có biểu hiện giống nhau như đã nói ở trên.

Việc quan trọng là phải phát hiện, xử lý đúng và nhanh chóng. Trong những tình huống nguy kịch như vậy, thời gian vàng được tính bằng giây chứ không phải bằng phút.

Hiện nay, nguyên nhân trường hợp 18 bệnh nhân ở Hoà Bình bị sốc phản vệ, 5 người chết, vẫn đang được công an điều tra làm rõ.