Năm đặc điểm trong chiến dịch không kích của Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của RT, nhà phân tích Andrey Koshkin nêu ra 5 đặc điểm nổi bật trong chiến dịch không kích của Nga ở Syria.

Nam dac diem trong chien dich khong kich cua Nga o Syria
Máy bay ném bom chiến thuật Su-25 của Nga tác chiến ở Syria.
Nhà phân tích Andrey Koshkin là chủ nhiệm bộ môn Chính trị-Xã hội học thuộc Học viện Kinh tế Quốc gia Moscow mang tên Plekhanov. Ông đã nêu ra 5 đặc điểm nổi bật sau đây trong chiến dịch không kích của Nga ở Syria:
Thứ nhất: Linh hoạt kịp thời và logic trong chính sách đối ngoại khi thông qua quyết định đưa nhóm không quân Nga vào Syria.
Trước khi tiến hành chiến dịch này, Tổng thống Vladimir Putin kiêm Tổng Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã thực hiện rất nhiều cuộc gặp song phương với những nhà lãnh đạo các quốc gia Trung Đông để có hiểu biết cụ thể và chính xác về tình hình. Sau đó, ông Putin phát biểu tại diễn đàn quốc tế cấp cao nhất — Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dành riêng kỷ niệm 70 năm thành lập. Tức là, sự cần thiết của chiến dịch dựa trên cơ sở hợp lý và nhóm không quân được huy động kịp thời.
Thứ hai: Tạo lập điều kiện để tiến hành chiến dịch hiệu quả và tìm kiếm giải pháp chính trị. Các cuộc gặp gỡ song hành đã diễn ra ở tất cả các cấp để đảm bảo rằng cuộc xung đột được tích cực tháo gỡ trên bình diện chính trị. Đã thiết lập sự tương tác chính xác của chiến dịch quân sự với hoạt động chính trị của các nhà ngoại giao. Để lấy ví dụ minh họa, ông Andrey Koshkin dẫn ra cuộc gặp về Syria tại Geneva, cũng như cuộc gặp của phía Nga với các đại diện Mỹ.
Thứ ba: Biết phối hợp hoạt động của tất cả các lực lượng vũ trang trong cuộc xung đột này. Phía Nga đã thiết lập liên lạc với các quân nhân Mỹ, đã ký Biên bản ghi nhớ không để xảy ra sự cố giữa máy bay của Không lực Nga và của liên minh phương Tây trên bầu trời Syria, còn các nhà quân sự của Hoa Kỳ hiểu ra tính hiệu quả của thỏa thuận này. Nga sẵn sàng hiệp lực theo nhiều điểm cụ thể của việc giáng đòn tấn công bằng máy bay, đồng ý không đánh vào vị trí của quân đối lập ôn hòa Syria. Thành công của chiến dịch được đảm bảo bằng sự phối hợp với lực lượng vũ trang Syria trên mặt đất.
Thứ tư: Khả năng của các chiến sĩ Nga trong tiếp xúc với cư dân địa phương, đồng thời tìm được cách tiếp xúc với các nhóm vũ trang mà hiện nay muốn hạ vũ khí hoặc đã chuyển sang tham gia xung đột ở bên quân Chính phủ Syria. Lực lượng vũ trang Nga đã phô trương khả năng "ăn sâu bén rễ" trong môi trường hoạt động chiến sự, biết liên kết với khả năng của lực lượng vũ trang địa phương để hóa giải xung đột.
Thứ năm: Sự linh hoạt và khôn ngoan khi Tổng tư lệnh tối cao thông qua quyết định rằng chiến dịch cần thiết đã hoàn thành, rút lực lượng cơ bản, nhưng vẫn để lại cơ số quân cần thiết ở Tartus và Hmeymime, đảm bảo an ninh từ trên không, trên biển và từ vũ trụ.
Nhà phân tích chính trị Andrey Kosshkin kết luận: "Đây là chiến dịch quân sự minh bạch nhất, đặc biệt là từ phía lực lượng vũ trang Liên bang Nga, vốn từng nổi danh trong lịch sử Thế chiến…Chúng ta đã báo cáo đầy đủ trong chế độ trực tuyến về những cuộc tấn công đường không: ở đâu, như thế nào và tại sao".
Video chiến đấu cơ Nga không kích IS ở Syria (Nguồn Mail Online):

Nga: Rút quân khỏi Syria nhưng vẫn không kích IS

(Kiến Thức) - Mặc dù đã rút phần lớn các lực lượng khỏi Syria, nhưng Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích các nhóm khủng bố ở nước này.

Nhóm máy bay ném bom Su-34 đầu tiên về đến Nga

Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria vì bất hòa với Iran?

(Kiến Thức) - Thông điệp mà Tổng thống Putin gửi đến Damascus và Tehran qua việc rút quân là Mosocw muốn theo đuổi giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến Syria.

Theo các nguồn tin tình báo của debkafile, rạn nứt sâu sắc với Tehran về việc tiếp tục cuộc chiến Syria và mâu thuẫn khó hòa giải về tương lai của Tổng thống Assad đã khiến Tổng thống Putin ra quyết định gây sốc: rút phần lớn chiến đấu cơ Nga khỏi Syria.
Thong diep cua Tong thong Putin qua viec rut quan khoi Syria
 Những nhân vật chủ chốt liên quan đến "ván bài Syria".
Những giới hạn cuối cùng của việc Nga rút quân khỏi Syria vẫn chưa được công bố. Điện Kremlin tuyên bố rằng Nga sẽ vẫn hiện diện quân sự tại quân cảng Tartous và căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia. Điều này cho thấy không quân, hải quân, binh sĩ Nga vẫn hiện diện ở Syria và Tổng thống Putin xem ra không muốn từ chỗ đứng ở phía đông Địa Trung Hải. Tổng thống Nga Vladimir Putin không ấn định một thời gian biểu cho việc rút quân và cũng không cam kết sẽ chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự tại Syria.

Tổng thống Putin để lại gánh nặng Syria cho Iran?

(Kiến Thức) - Phải chăng việc Tổng thống Vladimir Putin rút về nước phần lớn các lực lượng quân đội Nga là để lại gánh nặng Syria cho Iran?

Trả lời câu hỏi này, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hoan nghênh việc Tổng thống Putin rút một phần quân đội khỏi Syria là "dấu hiệu tích cực" cho thấy rằng Nga không cần phải sử dụng vũ lực để duy trì lệnh ngừng bắn hiện hành ở Syria, nhưng cũng nói thêm "chúng ta hãy chờ xem”.
Tong thong Putin de lai ganh nang Syria cho Iran?
Khó có thể biết rõ nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, Tổng thống Putin và Tổng thống Bashar al-Assad toan tính gì ở Syria. 
Cố vấn chính sách đối ngoại của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, ông Ali Akbar Velayati trả lời rõ hơn. Ông Velayati cho biết việc Moscow giảm quân số ở Syria sẽ không thay đổi sự hợp tác Iran-Nga-Syria- Hezbollah và quân đội Nga sẽ tiếp tục chống "khủng bố" khi cần thiết. Còn Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani, bổ sung rằng Iran sẽ luôn ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Syria.