Nga: Rút quân khỏi Syria nhưng vẫn không kích IS

(Kiến Thức) - Mặc dù đã rút phần lớn các lực lượng khỏi Syria, nhưng Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích các nhóm khủng bố ở nước này.

Nhóm máy bay ném bom Su-34 đầu tiên về đến Nga
Các lực lượng Nga bắt đầu rời khỏi Syria vào hôm 15/3, sau tuyên bố đầy bất ngờ hôm 14/3 của Tổng thống Vladimir Putin.
Nga: Rut quan khoi Syria nhung van khong kich IS
Nhóm máy bay ném bom Su-34 rời Syria lên đường về Nga.
Theo Sputnik, nhóm máy bay ném bom Su-34 từ Syria đã hạ cánh xuống căn cứ không quân gần Voronezh. Trước khi hạ cánh, nhóm máy bay đã lượn một vòng ở độ cao thấp chào đón phi trường.
Đại tướng Viktor Bondarev - Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ Liên bang Nga đã đích thân đón các phi công đầu tiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở về từ Syria.
Truyền hình Nga chiếu cảnh các chiến đấu cơ đáp xuống thành phố Voronezh của Nga và cho biết máy bay ném bom chiến thuật Su-24, chiến đấu cơ Su-25, oanh tạc cơ Su-34 và trực thăng đang trở về từ Syria.
Theo hình ảnh được truyền hình Nga công bố, ngay từ hôm 14/3, quân đội Nga tại Syria đã bắt đầu thu dọn thiết bị, đóng kiện chuyển lên các chiếc phi cơ vận tải cỡ lớn bay về Nga. Bộ Quốc Phòng Nga sau đó đã loan báo việc phi đội oanh tạc cơ Su-24 rời khỏi căn cứ Hmeimim về nước, cùng với các chiếc vận tải cơ Tu-154 chở theo các chuyên viên kỹ thuật và thiết bị quân sự.
Vẫn tiếp tục không kích phiến quân IS
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Phó thủ tướng Nga Pankov nói: "Một số kết quả tích cực đã đạt được... Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để nói về chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố. Một nhóm không quân Nga có nhiệm vụ tiếp tục không kích các phần tử khủng bố”.
Nga: Rut quan khoi Syria nhung van khong kich IS-Hinh-2
Nga vẫn có thể sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-160...
Interfax dẫn lời Chủ tịch Ủy ban quốc phòng của Hội đồng liên bang (Thượng viện Nga) Viktor Ozerov nói hai tiểu đoàn (khoảng 800 quân nhân) có thể sẽ ở lại Syria sau lần rút quân này, nhằm bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hải quân Tartus. Ông Ozerov cho biết thêm rằng các cố vấn quân sự chịu trách nhiệm đào tạo cho binh lính chính phủ Syria cũng sẽ ở lại.
Chánh văn phòng Điện Kremlin, Sergey Ivanov cho biết Nga sẽ duy trì ở Syria hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tiên tiến. Theo trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Putin nói Nga sẽ duy trì "một tiền đồn" để hỗ trợ cho các chuyến bay giám sát việc tuân thủ thỏa thuận đình chiến ở Syria.
Nga: Rut quan khoi Syria nhung van khong kich IS-Hinh-3
...và tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu IS.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin hôm 14/3 cũng cho biết: “ Sự hiện diện quân sự của chúng tôi sẽ tiếp tục ở đó (Syria). Mục tiêu chính là duy trì ngừng bắn, giảm thiểu các hành vi thù địch”.
Văn phòng Tổng thống Syria cho biết ông Assad tán thành quyết định của Nga, nhưng nói thêm rằng Moscow cam kết không rút hết lực lượng không quân Nga đã đưa tới Syria hồi cuối tháng 9/2015.
Chọn thời điểm công bố quyết định rút quân khỏi Syria
Theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Moscow, việc rút quân Nga khỏi Syria có lẽ đã được quyết định trước đó vài ngày, tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc Gia. Thế nhưng Tổng thống Putin đã chọn công bố quyết định đúng vào ngày nối lại các cuộc đàm phán liên Syria, cho phép ông khẳng định rằng Nga đã hoàn thành mục tiêu của mình: Áp đặt một giải pháp chính trị chứ không phải là một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Tổng thống Nga đã học được bài học từ cuộc chiến tranh năm 1980 tại Afghanistan và không muốn binh sĩ Nga bị sa lầy ở Syria. Chính ông đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Bashar al-Assad muốn chiếm lại toàn bộ lãnh thổ Syria. Điều đó sẽ buộc Nga theo đuổi một cuộc chiến lâu dài và làm mất lòng các chế độ quân chủ vùng Vịnh. Việc triệt thoái cũng cho phép cản đường không cho Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Syria.
Giới phân tích tại Moscow cho rằng Tổng thống Putin không thể đưa ra quyết định rút quân mà không thông báo trước cho Mỹ. Một trong những mục tiêu chính của hành động can thiệp quân sự của Nga vào Syria là nối lại đối thoại với các nước lớn, đặc biệt với Mỹ. Kết quả của chiến lược đó là quyết định ngừng bắn ở Syria được dàn xếp cùng với Mỹ, cũng như việc điều phối các hoạt động quân sự của hai bên.
Video chiến đấu cơ Su-34 rời Syria về Nga (Nguồn RT):

Những yếu tố kích động đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với hỗn hợp nguy hiểm giữa phân cực chính trị-xã hội, tăng trưởng kinh tế sụt giảm và leo thang căng thẳng ở cả trong và ngoài nước.

Không giống như bất ổn chính trị-kinh tế trong những năm 1970 và 1990, cuộc khủng hoảng hiện nay phần lớn là kết quả của xung đột giữa chính sách đối nội-đối ngoại thực dụng của Thổ Nhĩ Kỳ và mưu đồ thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay Tổng thống Erdogan.
Đó là nhận định của giáo sư Pavel Shlykov của Viện Nghiên cứu Á-Phi trực thuộc Đại học Quốc gia Moscow.

Phiến quân IS còn bám trụ ở “thủ phủ” Raqqa bao lâu?

(Kiến Thức) - Dưới sức ép của Quân đội Syria và SDF, phiến quân IS có thể phải từ bỏ “thủ phủ” Raqqa do tình trạng đào ngũ và xung đột nội bộ gia tăng.

Đó là nhận định của hãng phân tích tình báo Stratfor, còn được gọi là "cái bóng của CIA".
Mặc dù phiến quân IS đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Trung Đông, nhiều rạn nứt mới đã xuất hiện trong tổ chức Hồi giáo cực đoan này.