Tổng thống Putin để lại gánh nặng Syria cho Iran?

(Kiến Thức) - Phải chăng việc Tổng thống Vladimir Putin rút về nước phần lớn các lực lượng quân đội Nga là để lại gánh nặng Syria cho Iran?

Trả lời câu hỏi này, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hoan nghênh việc Tổng thống Putin rút một phần quân đội khỏi Syria là "dấu hiệu tích cực" cho thấy rằng Nga không cần phải sử dụng vũ lực để duy trì lệnh ngừng bắn hiện hành ở Syria, nhưng cũng nói thêm "chúng ta hãy chờ xem”.
Tong thong Putin de lai ganh nang Syria cho Iran?
Khó có thể biết rõ nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, Tổng thống Putin và Tổng thống Bashar al-Assad toan tính gì ở Syria. 
Cố vấn chính sách đối ngoại của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, ông Ali Akbar Velayati trả lời rõ hơn. Ông Velayati cho biết việc Moscow giảm quân số ở Syria sẽ không thay đổi sự hợp tác Iran-Nga-Syria- Hezbollah và quân đội Nga sẽ tiếp tục chống "khủng bố" khi cần thiết. Còn Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani, bổ sung rằng Iran sẽ luôn ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Syria.
Chiến dịch phối hợp Iran-Nga đã giúp bình định các vùng lãnh thổ của Tổng thống Assad, đặc biệt là ở phía bắc Syria. Khúc mắc ở chỗ: trong khi mục tiêu của Moscow là vực dậy chính phủ Syria và bảo vệ các căn cứ lâu dài của Nga trên Địa Trung Hải để thách thức NATO, thì lợi ích của Iran sâu xa hơn: bảo vệ Tổng thống Assad và tiếp cận với Hezbollah.
Lãnh tụ tối cao Khamenei có thể vẫn còn lo lắng trước việc người Nga sẽ thỏa hiệp với Assad, Mỹ và có thể cả Ả-rập Xê-út, gây bất lợi cho vị thế của Iran ở Syria. Đã có suy đoán rằng việc Tổng thống Putin gọi điện thoại thông báo cho Tổng thống Assad về kế hoạch rút quân là nhằm buộc ông Assad nhượng bộ, chấp nhận chia sẻ quyền lực hoặc thậm chí từ chức. Mặc dù có thể có một kế hoạch B để chi phối Syria thời “hậu Assad”, nhưng Iran vẫn muốn gắn bó với Tổng thống Syria hiện hành.
Nếu không có sự yểm trợ của Không quân Nga, liên quân Syria-Iran-Hezbollah khó có thể tái chiếm toàn bộ thành phố Aeppo. Tương tự, các chiến dịch tái chiếm Palmyra và các khu vực ở phía đông thủ đô Damascus từ tay phiến quân IS cũng khó có thể thành công. Điều này sẽ khiến cho chế độ Assad dễ bị tổn thương, đặc biệt ở miền nam Syria.
Có lẽ người Iran đã nhận được những gì họ muốn từ tay Tổng thống Putin và hoàn toàn hài lòng với việc Nga rút phần lớn lực lượng viễn chinh khỏi Syria. Họ hy vọng đòn bẩy ngoại giao của Nga sẽ dẫn đến một giải pháp hợp lý tại Geneva. Phía Iran còn hy vọng sự rút quân của Nga sẽ không đến mức triệt để hoặc vĩnh viễn và rất có thể, Tổng thống Putin sẽ cứu chính phủ Syria một lần nữa, khi cần thiết.
Video Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định rút hầu hết chiến đấu cơ khỏi Syria (Nguồn Reuters):

Bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu

(Kiến Thức) - Thất cử cấp bang của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho thấy rõ bốn thất bại quan trọng của EU trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.

Bài bình luận đăng trên báo Le Monde của nhà báo Sylvie Kauffman, số ra ngày 13-14/3/2016, liệt kê bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Bon that bai quan trong cua Lien minh Chau Au
Thủ tướng Đức Angela Merkel nếm trái đắng của cuộc khủng hoảng tị nạn, qua các cuộc bầu cử cấp bang.
Thứ nhất là sự chia rẽ Đông-Tây ngay trong nội bộ Liên minh Châu Âu. Cuộc khủng khoảng tị nạn đã bộc lộ những bất đồng giữa hai khối Tây Âu và Đông Âu. Giữa hai khối không có cùng cách nhìn về tình hình khủng hoảng. Việc khối Đông Âu từ chối nhận người tị nạn Hồi giáo bị các nước Tây Âu xem như là động thái phản dân chủ.

Tổng thống Putin đại thắng không chỉ ở Syria

(Kiến Thức) - Một ngày sau khi Tổng thống Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria, canh bạc mạo hiểm của ông đã biến thành chiến thắng địa chính trị vang dội.

"Nỗ lực của Nga-Iran chống lưng Assad và cố gắng trấn an dân chúng chỉ khiến cho hai nước này mắc kẹt trong vũng lầy (Syria)…”. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói như vậy, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Syria để hỗ trợ chế độ Assad. Thế nhưng, trên thực tế, Tổng thống Putin đã biến “canh bạc Syria” thành chiến thắng địa chính trị vang dội.
Tong thong Putin dai thang khong chi o Syria
Tổng thống Putin đã biến “canh bạc Syria” thành chiến thắng địa chính trị vang dội. 
Trong một bài viết do hãng tin Reuters đăng tải, nhà phân tích Josh Cohen liệt kê những gì mà Nga đạt được qua chiến dịch không kích chỉ kéo dài 5 tháng và cho thấy Tổng thống Putin đại thắng không chỉ ở Syria.

Bầu cử tổng thống Mỹ: 5 bài học của ngày ”Thứ Ba lớn”

(Kiến Thức) - Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cử tri hoặc phải chọn bà Hillary Clinton hoặc ông Donald Trump trong ngày bầu cử tổng thống Mỹ, ngày 8/11/2016.

Ngày bầu cử sơ bộ “Thứ Ba lớn” (15/3) ở các bang Florida, Illinois, Missouri, Bắc Carolina và Ohio đã giúp cả bà Clinton lẫn ông tiến gần hơn nữa đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ,  ngày 8/11/2016.
Bau cu tong thong My: 5 bai hoc cua ngay ”Thu Ba lon”
Xem ra, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 sẽ là cuộc chạy đua giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump.
Người ta có thể rút ra 5 bài học từ ngày bầu cử có ý nghĩa trọng đại này.