Mỹ tung bằng chứng bị chiến đấu cơ Nga gây khó dễ trên biển Đen

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc họp báo mới đây đã bác bỏ cáo buộc của Hải quân Mỹ cho rằng chiến đấu cơ Su-27 của nước này đã chặn một máy bay do thám EP-3Aries của Mỹ một cách "không an toàn" trên Biển Đen.

Mời độc giả xem video về vụ chiến đấu cơ Nga bị cáo buộc chặn máy bay do thám Mỹ trên biển Đen (Nguồn: Youtube/AL News)

Theo Sputnik ngày 5/11, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ cáo buộc của Hải quân Mỹ cho rằng chiến đấu cơ Su-27 nước này đánh chặn máy bay do thám Mỹ EP-3 Aries ở khoảng cách "không an toàn" trên Biển Đen. Trong tuyên bố chính thức của Nga, phi công Su-27 hoàn toàn tuân thủ các quy định an toàn khi thực hiện nhiệm vụ.
"Phi hành đoàn của Su-27 đã nhận diện được một máy bay trinh sát của Mỹ và đi kèm máy bay này để ngăn nó xâm phạm không phận Nga. Hành động này tuân thủ tất cả các quy tắc an toàn cần thiết", Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.
Sau khi máy bay do thám EP-3 chuyển hướng bay ra xa khỏi không phận Nga, chiến đấu cơ Nga đã trở về căn cứ ban đầu.
My tung bang chung bi chien dau co Nga gay kho de tren bien Den
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga. Ảnh: Sputnik.  
Trước đó cùng ngày, Hải quân Mỹ cáo buộc chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã chặn máy bay do thám EP-3 Aries, đe dọa đến sự an toàn của phi công và phi hành đoàn trên máy bay.
"Ngày 5/11/2018, một chiếc EP-3 Aries của Mỹ đang hoạt động trong không phận quốc tế đã bị chặn bởi một chiến đấu cơ Su-27 của Nga. Hành động này (của máy bay Nga) được xác định là 'không an toàn' bởi Su-27 di chuyển qua chiếc EP-3 với tốc độ cao, khiến phi công và phi hành đoàn có thể gặp nguy hiểm", trích tuyên bố của Hải quân Mỹ.
Thông cáo của Mỹ cũng khẳng định, khi đó, máy bay do thám EP-3 hoạt động hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế và không có bất cứ hành động khiêu khích nào. Đồng thời, Hải quân Mỹ cũng đăng tải đoạn video nhằm "tố cáo" máy bay Nga.

Thách thức Nga, Mỹ tái triển khai loạt bom hạt nhân tại châu Âu

Bom hạt nhân B61-12 được quân đội Mỹ dự kiến thay bom B061 ở Italy và các quốc gia châu Âu sẽ bắt đầu bước vài giai đoạn sản xuất hàng loạt trong vòng 1 năm tới.
 

Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) đã có tuyên bố chính thức về vấn đề này. Theo tuyên bố của NNSA, khâu kiểm tra dự án cuối cùng đã hoàn thành một cách xuất sắc. Khâu sản xuất dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2019 tại nhà máy Pantex, bang Texas.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-2
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-3
 Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-4
 Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-5
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-6
 52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-7
 Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-8
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-9
 Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-10
 Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-11
 Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-12
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik. 

Nga “tố” Mỹ giúp phiến quân IS tháo chạy khỏi Syria

(Kiến Thức) - Nga cáo buộc Mỹ đang đưa các tay súng phiến quân IS rời khỏi Syria sang nước láng giềng Iraq và Afghanistan, đồng thời yêu cầu phía Washington giải thích cho hành động đáng ngờ này.

Theo Al Masdar News ngày 18/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ đang đưa các tay súng phiến quân IS ra khỏi lãnh thổ Syria tới nước láng giềng Iraq và Afghanistan.
“Moscow lo ngại việc Washington chuyển các tay súng IS từ Syria sang Iraq và Afghanistan”, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/10.