Thách thức Nga, Mỹ tái triển khai loạt bom hạt nhân tại châu Âu

Bom hạt nhân B61-12 được quân đội Mỹ dự kiến thay bom B061 ở Italy và các quốc gia châu Âu sẽ bắt đầu bước vài giai đoạn sản xuất hàng loạt trong vòng 1 năm tới.
 

Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) đã có tuyên bố chính thức về vấn đề này. Theo tuyên bố của NNSA, khâu kiểm tra dự án cuối cùng đã hoàn thành một cách xuất sắc. Khâu sản xuất dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2019 tại nhà máy Pantex, bang Texas.
Đến tháng 3/2020, lô sản phẩm đầu tiên sẽ bao gồm 500 quả bom. Tính từ khoảng thời gian đó thêm 1,5 năm, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai loại vũ khí này ở Italy, Đức, Bỉ, Hà Lan và các quốc gia châu Âu khác trong nỗ lực thách thức sức mạnh của Nga.
Bom hạt nhân B61-12 được thiết kế với khả năng đâm xuyên mục tiêu để phá hủy các boongke được đặt làm trung tâm chỉ huy.
Thach thuc Nga, My tai trien khai loat bom hat nhan tai chau Au
 Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ với bom B61-12 sơn màu cam ở dưới thân máy bay.
Vì Italy và các nước khác cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ, phi công và máy bay để triển khai B61-12, châu Âu sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn khi phải ra tiền tuyến trong cuộc đối đầu hạt nhân đang phát triển của Nga.
Một kịch bản nguy hiểm hơn nữa có nguy cơ xuất hiện, đó là sự trở lại của Khủng hoảng Tên lửa châu Âu (Euromissiles) đầu những năm 1980, khi Mỹ đem tên lửa hạt nhân tới triển khai tại châu Âu nhằm đối phó với tên lửa của Liên bang Xô viết. Loại tên lửa này bị cấm theo quy định của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987.
Năm 2014, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi thử nghiệm với một tên lửa hành trình (# 9M729) nằm trong danh sách cấm của hiệp ước. Tuy nhiên, Moskva phủ nhận rằng tên lửa thử nghiệm đã vi phạm hiệp ước INF và tố ngược Washington là người vi phạm thỏa thuận khi triển khai các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Romania.

Mời độc giả xem video: Không quân Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân B61-12 (nguồn Rüstung Ostalb)

Đến năm 2015, chính quyền Tổng thống Obama thông báo Mỹ đang cân nhắc triển khai tên lửa mặt đất tại châu Âu, vì Nga vi phạm hiệp định INF. Sau này, chính quyền của Tổng thống Donald Trump xác nhận trong năm tài chính 2018, Quốc hội thông qua “chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình có thể được phóng từ một bệ phóng di động”.
Kế hoạch trên cũng được NATO ủng hộ. Hội nghị của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương cấp Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố: "Hiệp định INF gặp nguy hiểm vì hành động của Nga", và cáo buộc Nga đang triển khai “một hệ thống tên lửa đáng lo ngại tạo thành một nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh của NATO”. Chính vì vậy, "NATO phải duy trì lực lượng hạt nhân ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả".

Triều Tiên có ý định xóa bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có ý định xóa bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân, các nguyên vật liệu.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 12/10 cho biết, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có ý định xóa bỏ tất cả các loại vũ khí hạt nhân, các nguyên vật liệu và cơ sở nhằm đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Tiếc ngẩn ngơ loạt địa điểm bỏ hoang nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Vì nhiều lý do khác nhau, một số công trình, địa điểm nổi tiếng trên thế giới như thị trấn Rhyolite, Lâu đài Miranda hay Công viên giải trí Spreepark,...đã bị bỏ hoang khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi
 Rhyolite, một trong những thị trấn “ma” lớn nhất bang Nevada (Mỹ), được thành lập năm 1904 vào thời kỳ “cơn sốt vàng”. Tuy nhiên, khi các mỏ vàng bị đóng cửa vào năm 1911, người dân địa phương dần dần rời khỏi thị trấn này và nó bị bỏ hoang từ năm 1916 đến nay. Đây mới chỉ là một trong số địa điểm bỏ hoang nổi tiếng thế giới. (Nguồn: Insider)

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-2
Năm 2000, R.W. Bishop đã mua mảnh đất rộng 14 mẫu ở North Toledo, Ohio (Mỹ) và biến nơi này thành một công viên giải trí có tên “Enchanted Forest Playland”. Tuy nhiên, 5 năm sau khi khai trương, công viên này chính thức phải đóng cửa do không đủ kinh phí để duy trì hoạt động. 

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-3
 Tuyến đường sắt dài 32 km này được xây dựng vào năm 1851 ở Paris, Pháp. Tuy nhiên, vào năm 1934, hệ thống tàu điện ngầm Paris được sử dụng để chở khách thay thế tuyến đường sắt này. Nó được sử dụng cho tàu chở hàng tới năm 1993 và bị bỏ hoang từ đó. Hiện nay, một số nhà ga của tuyến đường sắt này biến thành nhà hàng hoặc quán bar,…

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-4
 Nhà thờ St. George's ở Cộng hòa Séc được xây dựng lần đầu tiên vào năm 920. Sau đám cháy lớn năm 1142, nó đã được xây dựng lại. Tuy nhiên, nhà thờ này rơi vào tình trạng hư hại nặng và không thể tu sửa được nữa sau Thế chiến II. Nó bị bỏ hoang từ năm 1968 đến nay.
Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-5
Asylum Willard ở New York, được mở cửa vào năm 1864, từng là một trong những bệnh viện tâm thần lớn nhất nước Mỹ. Vào năm 1890, có tới 2.000 bệnh nhân chữa trị tại bệnh viện này. Tuy nhiên, bệnh viện Asylum Willard đã bị đóng cửa từ năm 1995.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-6
 Nghĩa địa tàu Moynaq là thị trấn “ma” nằm giữa sa mạc Uzbekistan. Nơi này từng là một trong 4 hồ nước lớn nhất thế giới nhưng nó trở nên khô cạn vào thập niên 1960. Hiện nay, hàng chục con tàu mắc kẹt ở đây và đang “tan chảy” dưới cái nóng sa mạc.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-7
Trại trẻ mồ côi Holy Family ở Marquette, Michigan (Mỹ) từng là nơi ở của 200 em nhỏ trước khi nó bị đóng cửa vào năm 1965. Có người nói rằng một số em nhỏ bị ngược đãi và tử vong trong trại trẻ này. Hiện nay, tòa nhà đang trong quá trình tu sửa. 

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-8
 Lâu đài Gwrych ở Bắc Wales được xây dựng vào đầu những năm 1800, có tổng cộng 128 phòng, trong đó có 28 phòng ngủ. Trong Thế chiến II, nó được sử dụng làm nơi ở cho 200 người tị nạn Do Thái. Nó được mua cách đây vài năm và người ta định biến tòa nhà thành nhà hát opera và khách sạn sang trọng. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện và hiện giờ không có ai sinh sống trong lâu đài này.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-9
 Lâu đài Miranda ở Celles, Bỉ, từng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 1991 đến nay và hiện giờ xuống cấp trầm trọng.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-10
 Đảo Hashima ở Nhật Bản từng là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Nhưng nơi này đã không có ai sinh sống kể từ giữa những năm 1970 sau khi các mỏ than trên đảo bị đóng cửa.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-11
 Công viên giải trí Spreepark ở Berlin (Đức) được xây dựng vào năm 1969. Nó bị đóng cửa vào năm 2002 và hiện nay bị thiên nhiên “xâm chiếm”.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-12
 Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là địa điểm thu hút khách du lịch nhưng nơi này bị bỏ hoang kể từ năm 1974.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-13
 Ngôi làng Letchworth ở quận Rockland, New York (Mỹ) không có cư dân sinh sống từ năm 1996. Hầu hết các tòa nhà ở đây hiện nay đều bị xuống cấp trầm trọng.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-14
 Trường Crookham Court Manor ở Berkshire, New York, bị đóng cửa bỏ hoang từ cuối thập niên 1980 sau khi nhiều vụ lạm dụng trẻ em trong trường này bị phanh phui.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-15
 Canfranc ở Tây Ban Nha, được mở cửa vào năm 1928, từng là nhà ga xe lửa quốc tế lớn nhất Châu Âu. Tuy nhiên, một vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra vào thập niên 1970 khiến đường ray tàu bị hư hại và nhà ga này bị đóng cửa từ đó. Hiện nay, một phần nhà ga này được Chính phủ Tây Ban Nha sử dụng làm phòng thí nghiệm.

Tiec ngan ngo loat dia diem bo hoang noi tieng the gioi-Hinh-16
 Thị trấn “ma” nằm trên sườn đồi Craco ở Italy được thành lập vào thế kỷ thứ 8. Sau khi trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên như sạt lở đất năm 1963, lũ lụt năm 1972 và động đất năm 1980, thị trấn này đã bị bỏ hoang hoàn toàn.

Sức ép của ông Trump sẽ khiến Nhật Bản và Trung Quốc liên thủ lại?

Dù Trung Quốc và Nhật Bản có xu hướng cởi mở với nhau hơn khi cùng chịu sức ép của Mỹ, tuy nhiên hai quốc gia này vẫn có những bất đồng khó hóa giải.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp chính thức đầu tiên vào năm 2014 tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp đó, hai nhà lãnh đạo dù bắt tay nhau nhưng từ ánh mắt đến cử chỉ đều tỏ ra dè dặt. Cả hai dường như cố tránh tỏ ra rằng họ rất hứng thú với cuộc gặp này. Và đến hôm nay, sau 4 năm, ông Abe dự kiến còn được nhận sự tiếp đón nồng ấm hơn từ phía Trung Quốc khi đặt chân tới Bắc Kinh. Điều này phần lớn là nhờ Tổng thống Mỹ Donald Trump.