Mỹ: Thống đốc New York và New Jersey ban bố tình trạng khẩn cấp

Lũ lụt do bão Ida gây ra nhấn chìm nhiều thành phố ở các bang vùng đông bắc của Mỹ. Thống đốc New York và New Jersey vừa ban bố tình trạng khẩn cấp. Ít nhất 14 người đã thiệt mạng.

Lũ quét ở New York và New Jersey đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, BBC ngày 2/9 đưa tin. Nước lũ cũng nhấn chìm các ga tàu điện ngầm, cuốn trôi nhiều xe cộ.

Thống đốc bang New York đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong sáng 2/9, chỉ vài giờ sau khi lệnh tình trạng khẩn cấp được Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio công bố.

Thị trưởng Blasio miêu tả những gì đang diễn ra ở New York là "sự kiện thời tiết lịch sử". Mưa lớn kỷ lục được ghi nhận ở New York, gây ra lũ lụt "tàn bạo" và khiến việc di chuyển trên các tuyến đường rất nguy hiểm.

My: Thong doc New York va New Jersey ban bo tinh trang khan cap

Nước lũ nhấn chìm nhiều ôtô ở thành phố New York. Ảnh: Reuters.

Thị trưởng Blasio đề nghị người dân New York làm việc tại nhà trong ngày 2/9 và tránh xa cấc tuyến đường, ga tàu điện ngầm. Nhà chức trách New York kêu gọi người dân cho chính quyền thành phố thêm thời gian để khắc phục hậu quả trận lũ do mưa lớn gây ra.

Trong khi đó, Thị trưởng New Jersey Hector Lora cho biết đã nhận được nhiều báo cáo về nạn nhân thiệt mạng trong trận lũ diễn ra ở thành phố này. Thợ lặn đã được cử đi để tìm kiếm các nạn nhân có thể đang mắc kẹt. Thống đốc New Jersey Phil Murphy đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tối 1/9.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã đóng cửa tất cả 3 sân bay ở thành phố New York. Phần lớn hệ thống tàu điện ngầm ở New York đã dừng hoạt động.

Tại New Jersey, trừ tuyến đường sắt từ thành phố Atalantic, các tuyến còn lại cũng đã dừng hoạt động.

Hơn 200.000 hộ dân ở 5 bang Đông Bắc của Mỹ rơi vào cảnh mất điện trong sáng 2/9. Các bang bị ảnh hưởng gồm New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania và Massachusetts.

Trước đó, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử phát đi cảnh báo lũ quét với thành phố New York.

Mỹ đối mặt lũ lụt lịch sử vì bão Sally

Sau khi đổ bộ vào đất liền hôm 15/9, bão Sally đang gây mưa lớn và lũ lụt được dự báo có thể đạt mức lịch sử, khiến cuộc sống hàng chục nghìn dân bị ảnh hưởng.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally
Mưa lớn, sóng cao bất thường và lũ quét đã đổ bộ vào Florida và bờ biển bang Alabama hôm 15/9 do ảnh hưởng của bão Sally. Lượng mưa ở một số khu vực lên tới 76 cm, có thể gây ra trận lũ lụt lịch sử, theo AP. 

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-2
 Mưa lớn trút xuống các con đường gây ra tình trạng ngập lụt. Lệnh giới nghiêm được ban hành tại thành phố ven biển ở bang Alabama, trong khi đó các nhà chức trách cảnh báo về tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Hơn 60.000 người dân đã bị cắt điện, theo thống kê của trang poweroutage.us.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-3
 Lượng mưa lên đến hơn 30 cm đổ xuống bờ biển vào đêm 15/9. Theo dự báo, bão Sally đang di chuyển chậm, khiến mưa lũ còn kéo dài. Sally đã mạnh lên vào cuối ngày 15/9 với sức gió đạt 140 km/h. Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ dự báo "có khả năng xảy ra lũ quét lịch sử đe dọa tính mạng".

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-4
 Mưa và sóng lớn ập vào bờ biển Navarre Beach, bang Florida, khiến các biển báo trên đường chao đảo trong gió. Rebecca Studstill, cư dân sống trong đất liền, lo ngại có thể bị mắc kẹt trên đảo. Cô cho biết cảnh sát đã đóng cầu khi có gió to và mực nước dâng quá cao.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-5
 Ở Orange Beach, bang Alabama, những con sóng cao ngất ập vào bờ khi Crystal Smith và con gái nhỏ của cô, Taylor, đứng nhìn trước khi đêm buông xuống. Họ đã lái xe hơn một giờ đồng hồ để tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. "Cảnh này đẹp, tôi thích nó. Nhưng những con sóng rất cao. Hầu như không có bãi biển nào là không bị sóng ập vào", Crystal Smith nói.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-6
 Stacy Stewart, chuyên gia cấp cao của trung tâm bão, cảnh báo rằng lũ lụt có thể gây chết người. "Đây sẽ là trận lụt lịch sử cùng với lượng mưa lớn. Nếu mọi người sống gần sông, suối nhỏ và lạch, họ cần phải sơ tán và đi nơi khác", chuyên gia này nói.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-7
Các chuyên gia cảnh báo rằng bão Sally có thể gây ra lũ lụt tương đương cơn bão Harvey vào năm 2017 ở vùng đô thị Houston. Thống đốc bang Mississippi Tate Reeves kêu gọi người dân ở phía nam của bang chuẩn bị đối phó với nguy cơ lũ quét. 

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-8
 Tại Alabama, các quan chức đã đóng cửa đường tới đảo Dauphin và đường hầm dưới sông Mobile. Thống đốc bang Alabama Kay Ivey kêu gọi người dân gần vịnh Mobile và các khu vực trũng thấp gần các con sông sơ tán.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-9
 Dự báo mực nước dọc bờ biển Alabama, bao gồm cả vịnh Mobile, có thể dâng cao tới 1,8 mét so với mặt đất. Thống đốc Ivey nói: "Điều này không đáng để bạn mạo hiểm tính mạng của mình".

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-10
 Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão Sally được dự báo sẽ gây ra lũ quét và lũ lụt trên sông tại các bang Mississippi, Alabama, phía bắc bang Georgia và phía tây hai bang Carolina trong những ngày tiếp theo.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-11
 Tổng thống Donald Trump đã ban hành tuyên bố khẩn cấp cho một số khu vực thuộc bang Louisiana, Mississippi và Alabama hôm 14/9, đồng thời viết trên Twitter rằng người dân nên lắng nghe khuyến cáo của lãnh đạo tiểu bang và địa phương.

Cảnh người dân Đức thu dọn “bãi chiến trường” sau trận lũ lịch sử

(Kiến Thức) - Nhiều người dân ở Đức đã trở về nhà để thu dọn "bãi chiến trường" sau khi trận lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng chục năm tàn phá nhiều khu vực ở nước này.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su
 Trận lũ lụt kinh hoàng ở Đức đã gây thiệt hại nặng nề cho đất nước này, khiến ít nhất 157 người thiệt mạng và hàng trăm người khác vẫn mất tích. Ngoài ra, nhiều ngôi nhà bị phá hủy trong mưa lũ. (Nguồn ảnh: Reuters/AJ)

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-2
 Sau khi lũ đi qua, nhiều người dân địa phương phải sơ tán trước đó đã trở về nhà để thu dọn "bãi chiến trường".

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-3
 Một người dân địa phương dọn bùn đất trong nhà ở Bad Neuenahr-Ahrweiler.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-4
 Người đàn ông dùng xe rùa khi dọn vườn ở Bad Neuenahr-Ahrweiler.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-5
 Một ngôi nhà bị hư hại vì mưa lũ ở Insul gần Bad Neuenahr-Ahrweiler.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-6
 Máy móc được huy động để dọn đống đổ nát trên đường phố ở Schuld.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-7
 Lực lượng vũ trang Đức tham gia công tác dọn dẹp sau mưa lũ ở Altenahr.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-8
 Nhân viên cứu hộ xem xét một chiếc xe tải bị hư hỏng sau trận mưa lớn ở Schuld, Đức, ngày 16/7.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-9
 Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 18/7 đã tới thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đồng thời cam kết chính quyền sẽ nhanh chóng gửi hỗ trợ tài chính tới cho người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng vì mưa lũ.

Canh nguoi dan Duc thu don “bai chien truong” sau tran lu lich su-Hinh-10
Lực lượng cứu hộ đưa những chiếc ô tô và xe tải ra khỏi đường cao tốc B265 bị ngập ở Erftstadt, Đức.

Hàng ngàn người sơ tán vì lũ lụt ở Indonesia

Mưa lớn hai ngày qua khiến cho lũ lụt xảy ra ở Indonesia gây thương vong cho hàng chục người và hàng ngàn người phải đi sơ tán, đặc biệt là ở huyện Sukabumi, miền Tây Java và thủ đô Jakarta.

Cơ quan Quản lý Thảm họa Khu vực của huyện Sukabumi, miền Tây Java tối hôm qua cho biết từ kết quả thu thập dữ liệu tạm thời, hiện có 289 căn nhà bị lũ nhấn chìm hoặc cuốn trôi, hơn 1.200 người phải đi sơ tán. Trong đó có 2 người tử vong, 20 người bị thương và một số người mất tích. Cơ quan này vẫn đang tiếp tục công tác cứu hộ cứu nạn bởi hiện nay vẫn còn nhiều khu vực bị chia cắt do hàng chục cây cầu đã bị hư hại vì lũ lụt ở Indonesia.