Mỹ rút quân khỏi miền Bắc Syria: Tổng thống Trump nói gì?

(Kiến Thức) - "Đã đến lúc Mỹ phải thoát khỏi những cuộc chiến tranh không có hồi kết này", Tổng thống Trump nói trước khi quyết định rút quân khỏi khu vực biên giới ở Đông Bắc Syria giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mở cuộc tấn công nhằm vào người Kurd.

Ngày 7/10, Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi một số khu vực tại Đông Bắc Syria, dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh Ankara chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công nhằm vào người Kurd tại Syria.
"Đã đến lúc Mỹ phải thoát khỏi những cuộc chiến tranh không có hồi kết này", Tổng thống Trump nói trước khi quyết định rút quân khỏi khu vực biên giới ở Đông Bắc Syria.
My rut quan khoi mien Bac Syria: Tong thong Trump noi gi?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN. 
"Nhiều năm trước, Mỹ dự định ở lại Syria trong 30 ngày. Tuy nhiên, chúng tôi đã lún sâu vào cuộc chiến vô tận mà không có mục tiêu rõ ràng", ông Trump viết trên Twitter ngày 7/10 ngay khi binh sĩ Mỹ đóng quân ở Đông Bắc Syria được cho là rời khỏi căn cứ của họ.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, người Kurd cùng chiến đấu (chống khủng bố) với Mỹ, nhưng họ được trả một lượng tiền lớn và trang thiết bị để làm như vậy. Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần 3 năm, và giờ đến lúc Mỹ rút khỏi cuộc chiến không có hồi kết này để đưa binh sĩ về nước.

Mời độc giả xem thêm video về đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: Ruptly)

"Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu, Syria, Iran, Iraq, Nga và người Kurd sẽ phải xem xét tình hình và tìm ra cách thức giải quyết những tay súng IS bị bắt tại Syria. Tất cả đều căm ghét IS. Chúng tôi sẽ 'nghiền nát' IS nếu chúng dám tới gần Mỹ", Tổng thống Donald Trump nói thêm.
Hồi tháng 8, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập vùng an toàn tại miền Bắc Syria, song những bước tiến sau đó khá chậm chạp và việc Mỹ "im hơi lặng tiếng" khiến Ankara tỏ ra thất vọng.
Nguyên nhân chủ yếu là do bất đồng giữa hai nước liên quan tới vấn đề người Kurd. Trong khi Mỹ xem người Kurd là đồng minh thì Thổ Nhĩ Kỳ lại coi họ là lực lượng khủng bố.

NATO tròn 70 tuổi - ngày lẽ ra vui lại hóa buồn

Dù vậy, bất chấp lời kêu gọi đoàn kết nhân dịp NATO tròn 70 tuổi, rạn nứt trong lòng liên minh quân sự này dường như thêm mở rộng, nổi bật là quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
 

Sinh nhật lần thứ 70 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 4/4 bị phủ bóng bởi những rạn nứt giữa Mỹ và phần còn lại quanh một loạt vấn đề, từ chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump cho đến chi tiêu quốc phòng và việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Tình hình miền bắc Syria diễn biến phức tạp

Syria “đang nóng” trở lại với việc chính phủ Syria bắt đầu nối lại các chiến dịch quân sự ở vùng Tây Bắc sau khi tuyên bố lệnh ngừng bắn đổ vỡ.

Cùng với đó, khu vực Đông Bắc Syria cũng đang diễn biến khá phức tạp, khi Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thiết lập vùng an toàn bên trong lãnh thổ Syria, bất chấp chỉ trích xâm phạm chủ quyền.