Mỹ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí, Nga cảnh báo hậu quả

Nga muốn một lời giải thích từ phía Mỹ về lý do nước này muốn rút khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng thời để ngỏ khả năng thực thi các biện pháp đáp trả cần thiết.
 

Hãng thông tấn RIA ngày 21/10 dẫn phát biểu của người phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton tại thủ đô Moskva vào tuần tới, nhà lãnh đạo Nga sẽ yêu cầu Mỹ giải thích lý do đằng sau kế hoạch nước này rút khỏi hiệp ước INF.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov gọi kế hoạch của Mỹ là bước đi nguy hiểm, đồng thời tuyên bố nếu Washington tiếp tục có hành động vô trách nhiệm tương tự, Nga buộc phải có những biện pháp đáp trả, kể cả bằng quân sự.
My rut khoi hiep uoc kiem soat vu khi, Nga canh bao hau qua
  Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton trong cuộc gặp tại Moskva ngày 27/6/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev tuyên bố Nga sẽ đáp trả hành động trên thực tế của Mỹ sau khi Washington rút khỏi INF.
Từ Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ cân nhắc cẩn thận những hậu quả, đối với cả châu Âu và các nỗ lực giải trừ vũ khí trong tương lai, khi Mỹ rút khỏi INF. Ông Maas cho biết Mỹ đã thông báo với Đức về kế hoạch trên và vấn đề này sẽ được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thảo luận.
Trong tuyên bố của mình, Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh trong suốt 30 năm qua, INF đã trở thành "một trụ cột quan trọng của cấu trúc an ninh châu Âu". Việc chấm dứt thỏa thuận này có thể tác động tiêu cực tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) giữa Nga và Mỹ. Do đó, châu Âu kêu gọi Mỹ cân nhắc những hậu quả tiềm tàng nếu rút khỏi INF.
Sáng 21/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước INF với cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định Moskva tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km).

Biểu tình chống tham nhũng “hóa” bạo lực, Haiti chìm trong máu lửa

(Kiến Thức) - Ít nhất một người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong cuộc biểu tình phản đối vụ bê bối tham nhũng mới nhất ở Haiti, đồng thời kêu gọi Tổng thống Jovenel Moise từ chức.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua
Theo Al Jazeera, hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, để biểu tình phản đối vụ bê bối tham nhũng mới nhất ở nước này và kêu gọi Tổng thống Jovenel Moise từ chức. (Nguồn ảnh: Reuters). 

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-2
Ít nhất 1 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Haiti. 

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-3
Được biết, một người biểu tình thiệt mạng ở trung tâm Port-au-Prince và 10 cảnh sát Haiti bị thương trong cuộc biểu tình chống tham nhũng ở Haiti những ngày qua. 

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-4
 Lực lượng an ninh Haiti được triển khai để trấn áp cuộc biểu tình bạo lực.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-5
 Cảnh sát phun hơi cay khiến những người biểu tình tháo chạy.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-6
 Một người phụ nữ nấp sau lực lượng cảnh sát Haiti trong cuộc đụng độ.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-7
 Trước đó, hồi tháng 8/2018, một bản báo cáo của Thượng viện Haiti cáo buộc hai cựu Thủ tướng Haiti và các cựu quan chức chính phủ nước này tội tham ô, lạm quyền và đánh cắp công quỹ…

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-8
Một người biểu tình đụng độ với cảnh sát quốc gia Haiti ở Port-au-Prince. 

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-9
 Cảnh sát quốc gia Haiti rời khỏi khu vực xảy ra các cuộc đụng độ tại thủ đô nước này.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-10
 Một người đàn ông đối đầu với cảnh sát Haiti trong cuộc biểu tình chống tham nhũng ở Port-au-Prince.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-11
 Đường phố Port-au-Prince ngổn ngang gạch đá sau cuộc đụng độ.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-12
 Cảnh sát Haiti phun hơi cay giải tán người biểu tình ở Port-au-Prince.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-13
 Một người biểu tình ném đá vào chiếc xe buýt tại thủ đô Haiti.

Bieu tinh chong tham nhung “hoa” bao luc, Haiti chim trong mau lua-Hinh-14
Cảnh sát Haiti ngăn một người biểu tình quá khích trong cuộc tuần hành ở thủ đô Port-au-Prince. 

Hội nghị thượng đỉnh NATO: "Bằng mặt không bằng lòng"

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tiếp tục yêu cầu các đồng minh tăng gấp đôi mức đóng vào quỹ hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO).

Theo Reuters, lãnh đạo của 29 quốc gia thuộc NATO hôm qua nhóm họp ngày thứ hai để tìm cách kết thúc cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan. Tại hội nghị, nhiều nước châu Âu bày tỏ sự không hài lòng với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Nga bố trí S-300 ở vị trí hiểm bên trong Syria cảnh cáo Israel

Nga dự định bố trí hệ thống tên lửa phòng không S-300 gần căn cứ không quân T-4 ở Syria như một tín hiệu cảnh cáo Israel do nước này đã 3 lần tấn công căn cứ sa mạc từ tháng 8.

Một nguồn thạo tin nói với tờ Zaman al-Wasl, các máy móc thiết bị kỹ thuật nặng của Nga đã bắt đầu thiết lập căn cứ quân sự ở phía tây căn cứ không quân Tiyas, còn được gọi là T-4, từ giữa tháng 10.