Mỹ phong tỏa đường bay của Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Theo một số nguồn tin giấu tên được gửi đến Reuters, Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực mở lại các đường bay dân dụng từ Triều Tiên của Liên hợp Quốc, trong thời điểm Bình Nhưỡng đang cố gắng nối lại một phần các chuyến bay ra nước ngoài.

Một trong những nguồn tin trên cho biết động thái này của Mỹ nhằm duy trì áp lực từ các lệnh trừng phạt Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2 năm nay. Washington đang kỳ vọng sẽ có được những cam kết cụ thể của Bình Nhưỡng tại cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, trong việc từ bỏ các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hợp quốc (ICAO), với 192 quốc gia thành viên, đã và đang hợp tác với chính quyền Bình Nhưỡng trong việc mở một đường bay có thể xuyên qua không phận của cả 2 miền Triều Tiên.
My phong toa duong bay cua Trieu Tien truoc them hoi nghi thuong dinh
 
Các hãng hàng không hiện tại vẫn phải chọn hướng bay gián tiếp qua lãnh thổ Triều Tiên do lo ngại mối đe dọa được báo trước từ các vụ phóng tên lửa của nước này, vốn từng được tận mắt chứng kiến bởi một số hành khách trên các chuyến bay dân dụng.
Nhưng một khi không phận của Triều Tiên trở nên an toàn, các hãng hàng không quốc tế sẽ có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và thời gian trên một số đường bay của mình giữa châu Á, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, và Triều Tiên có thể hồi sinh ngành hàng không thương mại của nước này.
Theo các nguồn tin trên Reuters, ICAO đã sẵn sàng để giúp cải thiện hệ thống hàng không của Triều Tiên bằng việc điều hành các khóa đào tạo giữa các nhân viên hàng không quân sự và dân sự của nước này. Triều Tiên cũng đồng thời nhờ ICAO giúp nước này tiếp cận với các biểu đồ hàng không do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, Mỹ đã làm nản lòng cơ quan của Liên Hợp Quốc trong việc giúp đỡ Triều Tiên với chương trình hàng không của mình, do chính quyền Washington muốn “tịch thu lại tất cả những điều thuận lợi khích lệ” cho đến khi Bình Nhưỡng đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình phi hạt nhân hóa của mình.
“Họ sẽ siết chặt tất cả các thuận lợi có sẵn và đảm bảo không còn kẽ hở nào, cho đến khi Triều Tiên thực thi các hành động thích đáng,” các nguồn tin này cho biết.
ICAO không thể áp đặt các quy tắc ràng buộc đối với các Chính phủ, mà chỉ có thể cảnh báo từ xa thông qua các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật được các quốc gia thành viên chấp thuận.
Giới chức Bộ ngoại giao Mỹ và người phát ngôn của ICAO hiện vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề trên, cũng như chưa có sự phản ứng nào từ phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, cũng như của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Vào năm 2017, Mỹ đã từng gửi đề xuất lên Liên Hợp Quốc về việc đóng băng tài sản của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo, như một phần trong lệnh trừng phạt mới với chính quyền Bình Nhưỡng, song biện pháp này đã bị bãi bỏ trong cuộc đàm phán giữa 15 nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
Theo thống kê mới được công bố trong tháng 1 vừa qua của Trung tâm Hàng không CAPA, các hãng hàng không bao gồm Air Koryo và Air China Ltd mới chỉ phục vụ dưới 200,000 chỗ ngồi/năm tại thị trường Triều Tiên. Số lượng này thấp hơn rất nhiều so với 13 triệu chỗ ngồi/năm tại thị trường Hàn Quốc.
Cũng theo CAPA, những bên được hưởng lợi nhiều nhất nếu việc hạn chế đường bay tại Triều Tiên được gỡ bỏ sẽ là những máy bay chở khách của các hãng hàng không Korean Airlines và Asiana Airlines Inc.
Mỹ còn khẳng định sẽ tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa với Triều Tiên, do lo ngại Bình Nhưỡng sẽ không thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa, mặc dù Washington đã hứa sẽ nới lỏng một số điều khoản để phục vụ cho mục đích cứu trợ nhân đạo.
Dù vậy, cả 2 miền Triều Tiên đã nhanh chóng thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị. Giới chức Mỹ cảnh báo tiến trình này đang đi quá nhanh khi tiến trình phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên vẫn chưa được đáp ứng đủ.
Một nguồn tin khác cho biết với Reuters rằng động thái tạo điều kiện cho việc cứu trợ nhân đạo của Mỹ thực chất có mục đích xoa dịu Hàn Quốc, do việc Washington chưa sẵn sàng nhượng bộ với Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía chính quyền Seoul.
“Tuy nhiên, họ vẫn nói rõ rằng sẽ không có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế, cho đến khi nào họ thấy được một sự tiến bộ đáng kể từ phía Triều Tiên,” nguồn tin này cho biết.

Ông Kim Jong-un sẽ mất 60 giờ nếu đi tàu hỏa đến Hà Nội

(Kiến Thức) - Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27-28/2. Một điều mà dư luận có thể đang quan tâm đó là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ đến Hà Nội bằng phương tiện nào?

Ong Kim Jong-un se mat 60 gio neu di tau hoa den Ha Noi
 Thông tin về phương tiện mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sử dụng để tới Hà Nội tham dự cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng, ông Kim có thể sẽ chọn một trong 3 loại phương tiện dưới đây. Ảnh: Reuters.

Ong Kim Jong-un se mat 60 gio neu di tau hoa den Ha Noi-Hinh-2
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng sử dụng tàu hỏa trong chuyến công du tới Trung Quốc vào tháng 3/2018 và đầu năm 2019. Chính vì vậy, dư luận cho rằng ông Trump có thể tiếp tục sử dụng tàu hỏa trong chuyến đi tới Việt Nam sắp tới. Ảnh: DE. 

Điểm mặt dàn chuyên cơ “khủng” Mỹ - Triều Tiên sẽ đến Hà Nội

(Kiến Thức) - Không lực Một sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng trong chuyến đi tới Việt Nam để tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Trong khi đó, chiếc Chammae-1 có thể sẽ tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến công du đặc biệt này.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi
 Không lực Một (Air Force One) là chuyên cơ được sử dụng trong các chuyến công du của Tổng thống Mỹ và dĩ nhiên, nó cũng sẽ là phương tiện đưa Tổng thống Trump tới dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp tới tại Việt Nam. Được biết, Air Force One là tên gọi cho bất kỳ máy bay nào thuộc Không quân Mỹ dùng để chở tổng thống. Ảnh: Reuters.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-2
“Phòng Bầu dục bay” này thuộc dòng máy bay Boeing 747-200B, với diện tích nội thất 372 m2, bao gồm phòng họp, phòng ăn, khoang cá nhân cho tổng thống, văn phòng cho các thành viên nội các cấp cao, phòng phẫu thuật, phòng báo chí và hai phòng bếp,... Ảnh: BIN. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-3
Air Force One còn được ví như "Nhà Trắng trên không" và là một "pháo đài bất khả xâm phạm". Nó được trang bị những công nghệ tối tân nhất có khả năng chống bức xạ điện từ, phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân và phòng thủ tên lửa,... Ảnh: BBC. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-4
Trong các chuyên công du nước ngoài, chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Trump sẽ được giám sát chặt chẽ từ xa bởi mạng lưới vệ tinh hùng hậu và các chiến đấu cơ sẵn sàng hộ tống khi cần thiết. Ảnh: CBS News. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-5
 Air Force One hoạt động như một trung tâm chỉ huy lưu động trên không, được trang bị 85 điện thoại thông thường và điện thoại vệ tinh, radio, máy fax, máy tính kết nối Internet,... Các thông tin kết nối giữa máy bay với mặt đất đều được mã hóa để đảm bảo an toàn. Ảnh: NBC.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-6
 Ngoài ra, chiếc chuyên cơ hiện đại này còn được trang bị hệ thống đối phó điện tử để gây nhiễu radar trinh sát và khóa mục tiêu của đối phương, hệ thống mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại. Ảnh: DO.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-7
Được biết, mọi hoạt động của chuyên cơ Air Force One ở nước ngoài đều được giám sát chặt chẽ bởi Bộ chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD). Ảnh: BG. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-8
 Phương tiện khác có thể cũng được mang theo để phục vụ việc đi lại của Tổng thống Trump trong các chuyến công du nước ngoài là trực thăng Marine One. Ảnh: Getty.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-9
Trước đó, hồi tháng 11/2018, những chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-17 đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng để phục vụ hậu cần của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần lễ hội nghị cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: FE. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-10
 Trong khi đó, chuyên cơ Chammae-1 được ví như chiếc "Không lực Một" của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: BI. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-11
 Do quãng đường bay từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội chỉ dài khoảng 2.400 km nên nhiều người dự đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sử dụng chiếc máy bay Chammae-1 để bay tới Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Ảnh: BBC. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-12
Trên thực tế, Chammae-1 của Triều Tiên là máy bay Ilyushin-62M do Liên Xô sản xuất. Về lý thuyết, Ilyushin-62M có thể di chuyển trên quãng đường 10.000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Ảnh: KCNA. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-13
Chuyên cơ Chammae-1 được trang bị nội thất hiện đại, có bàn làm việc cá nhân cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chiếc máy bay thân hẹp Il-62 được ra mắt từ những năm 1960 và hiện thuộc sở hữu của Hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo. Ảnh: Reuters. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-14
 “Việc sử dụng chuyên cơ riêng sẽ giúp nhà lãnh đạo Triều Tiên (Kim Jong-un) nâng vị thế quốc gia và chuyên cơ Chammae-1 đủ an toàn để phục vụ các cuộc thảo luận ở Việt Nam do khoảng cách địa lý nằm trong phạm vi cho phép của máy bay”, Giáo sư Kim Jun-hyeong đến từ Đại học Toàn cầu Handong, bình luận. Ảnh: Hankyoreh.

Nhìn lại cái bắt tay lịch sử dài 12 giây trong Thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên tại Singapore vào tháng 6/2018 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng làm thay đổi thế giới trong 10 năm trở lại gần đây.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cái bắt tay lịch sử đầu tiên kéo dài 12 giây khi gặp nhau tại khách sạn Capella (Singapore) vào khoảng 9h04 sáng 12/6, trước khi bước vào hội đàm Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: CBC.CA.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-2
 Có thể nói, hình ảnh Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un chào nhau, bắt tay nhau trên thảm đỏ với phông nền phía sau là quốc kỳ hai nước đã trở thành một biểu tượng của thế giới. Ảnh: Fortune.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-3
Cái bắt tay lịch sử và lời chào nồng ấm của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 đã mở ra trang sử mới cho thế giới nói chung và hai nước nói riêng. Ảnh: NS. 

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-4
 Cuộc gặp thượng đỉnh khi đó là cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo của một cường quốc hàng đầu thế giới (Mỹ) và một quốc gia “bị cô lập nhất” (Triều Tiên). Ảnh: AJ.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-5
Tổng thống Trump bắt tay ông Kim Jong-un tại cuộc hội đàm riêng ở khách sạn Capella. Ảnh: ST. 

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-6
Sau cuộc thảo luận riêng của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều, phái đoàn hai nước dẫn đầu bởi Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tiếp tục có cuộc hội đàm song phương mở rộng để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-7
Chiều 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử, trong đó Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới dựa trên mong muốn của người dân hai nước với mục tiêu hòa bình và phát triển; cùng nỗ lực xây dựng một thời đại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: FAM. 

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-8
 Mặc dù thỏa thuận mà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đạt được tại Singapore hồi tháng 6/2018 chưa cụ thể về vấn đề phi hạt nhân hóa nhưng là một sự khởi đầu đầy ý nghĩa. Ảnh: Time of Israel.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-9
 Đây cũng được xem là bước khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa hai nước thù địch thời Chiến tranh Triều Tiên và mở ra trang mới cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AC.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-10
 Nhiều quốc gia trên thế giới hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 6/2018, trong đó Hàn Quốc gọi cuộc gặp này là "cuộc đàm phán của thế kỷ". Ảnh: ABS-CBN News.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-11
 Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều cười tươi bắt tay nhau sau khi ký kết thỏa thuận chung lịch sử. Ảnh: ST.

Nhin lai cai bat tay lich su dai 12 giay trong Thuong dinh My-Trieu-Hinh-12
Sau những lần khẩu chiến gay gắt, việc hai bên tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh này đã khiến cả thế giới bất ngờ. Mặc dù cuộc gặp đó mới chỉ là sự khởi đầu nhưng lại là bước đi đầu tiên quan trọng trong chặng đường đàm phán dài giữa hai nước. Ảnh: Scroll.