Mỹ ngờ “lòng tốt” Trung Quốc trong ngân hàng phát triển mới

(Kiến Thức) - Quan chức Mỹ hoài nghi về “lòng tốt” của Trung Quốc trong lời mời Hàn Quốc gia nhập một ngân hàng phát triển mới trong khu vực.

Theo đó, ngân hàng mới do Bắc Kinh đề xuất liệu có tạo thêm giá trị cho các thể chế hiện nay hay không. Đây là điều nghi ngại của người phụ trách các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên ở Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Sydney Seiler.
Người phụ trách các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên ở Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Sydney Seiler.
 Người phụ trách các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên ở Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Sydney Seiler.
Nhận định trên được xem như là cảnh báo Hàn Quốc không nên gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) mà Trung Quốc đang cố gắng lập ra để làm đối trọng với Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) do Mỹ-Nhật dẫn đầu.
Theo đó, trong Hội nghị thượng đỉnh tuần trước, Trung Quốc chính thức gửi lời mời Hàn Quốc gia nhập ngân hàng trên và phản ứng của Seoul về việc này là khá khả quan và họ sẽ xem xét lời đề nghị này.
“Khi nói đến một tổ chức tài chính tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, chúng ta có Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thực tế, chúng đều là các ngân hàng phát triển và tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như quản lý nhà nước, môi trường, an toàn xã hội… Nó không thực sự rõ ràng cho lắm, tại thời điểm này, AIIB sẽ làm cách nào để thực thi nhiệm vụ của mình cũng như tăng giá trị cho các tổ chức phát triển đa phương vốn đã tồn tại từ nhiều năm nay”, ông Seiler thẳng thắn chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tờ Yonhap ngày 7/7.
Ông Seiler cho hay, Mỹ nhìn nhận ADB đóng một vai trò trung tâm trong cuộc phát triển cơ sở hạ tầng khu vực. Ông lưu ý rằng, ADB đang thực hiện các biện pháp cải cách để tăng khả năng cho vay. Còn WB cũng tiến hành cải cách để tăng gấp đôi khả năng cho vay vốn của mình đối với các khách hàng.
“Chúng tôi nhìn nhận , các thể chế hiện tại là cực kỳ hiệu quả. Và đó là lý do tại sao chúng ta lại tiếp tục chờ đợi xem AIIB thực sự đóng góp giá trị nào đó cho công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng”, chuyên gia nhấn mạnh.
Khi được hỏi liệu Mỹ có yêu cầu Hàn Quốc thận trọng trước lời đề nghị của Trung Quốc hay không, vị quan chức này nói: “Mặc dù không chờ tới khi Hàn Quốc nhờ tham vấn việc này, tất cả các nước đã đóng góp hay làm việc với ABD và WB đều có những câu hỏi như vậy”.

Cận cảnh cuộc sống nhiều sắc màu ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh do nhiếp ảnh gia người Đan Mạch Ulrik Pedersen chụp mới đây cho thấy một cuộc sống nhiều sắc màu hơn tại Triều Tiên.

Một cặp đôi chụp ảnh trước bảo tàng chiến tranh mới ở Bình Nhưỡng. Đây là một trong các bức ảnh do Ulrik Pedersen chụp trong chuyến thăm kéo dài 2 tuần tới Triều Tiên vào tháng trước.
Một cặp đôi chụp ảnh trước bảo tàng chiến tranh mới ở Bình Nhưỡng. Đây là một trong các bức ảnh do Ulrik Pedersen chụp trong chuyến thăm kéo dài 2 tuần tới Triều Tiên vào tháng trước.

Cận cảnh máy bay Su-25 Nga “cứu giúp Iraq”

(Kiến Thức) - Tối ngày 28/5, Iraq vừa nhận được 5 máy bay Su-25 mua từ Nga trong nỗ lực chống lại phiến quân ISIL.

Thủ tướng Iraq Nouri Maliki hy vọng máy bay chiến đấu mua được từ Nga và Belarus sẽ giúp Iraq chống lại được phiến quân.

Thủ tướng Iraq Nouri Maliki hy vọng máy bay chiến đấu mua được từ Nga và Belarus sẽ giúp Iraq chống lại được phiến quân. 


Các quan chức Iraq cho biết, chuyên gia Nga cũng đã tới Iraq để giúp nước này nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu Nga vào tham gia đẩy lùi phiến quân Sunni. Trong ảnh là máy bay Su-25 được chuyển ra từ máy bay chở hàng từ Nga.

Các quan chức Iraq cho biết, chuyên gia Nga cũng đã tới Iraq để giúp nước này nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu Nga vào tham gia đẩy lùi phiến quân Sunni. Trong ảnh là máy bay Su-25 được chuyển ra từ máy bay chở hàng từ Nga.


Hành động mua máy bay Nga được coi là lời quở trách của Iraq dành cho Mỹ vì nước này chậm chạp trong việc cung cấp F-16 và máy bay trực thăng tấn công cho Iraq.

Hành động mua máy bay Nga được coi là lời quở trách của Iraq dành cho Mỹ vì nước này chậm chạp trong việc cung cấp F-16 và máy bay trực thăng tấn công cho Iraq.


Iraq cho biết nước này mua 12 máy bay chiến đấu Su-25 từ Nga.

Iraq cho biết nước này mua 12 máy bay chiến đấu Su-25 từ Nga.


Iraq từng sử dụng máy bay chiến đấu Su-25 với tần suất cao trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980 nhưng kể từ năm 2002, Su-25 đã bị ngừng hoạt động ở Iraq.

Iraq từng sử dụng máy bay chiến đấu Su-25 với tần suất cao trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980 nhưng kể từ năm 2002, Su-25 đã bị ngừng hoạt động ở Iraq.