Mỹ lo ngại tàu Mistral lọt vào tay Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Diplomat, Washington cần "kéo" các tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp ra khỏi thị trường để chúng không lọt vào tay Trung Quốc.

Mỹ đã từng quan ngại sâu sắc khi biết Nga mua hai tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp. Bây giờ tình hình đó sẽ lặp lại, nhưng nỗi quan ngại của Washington hiện nay lại liên quan đến Bắc Kinh, tạp chí The Diplomat viết.
My lo ngai tau Mistral lot vao tay Trung Quoc
Mỹ lo ngại hai tàu sân bay trực thăng Mistral mà Pháp đóng cho Nga rơi vào tay Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông trước đó đưa tin rằng nước Pháp có thể bán cho Trung Quốc hai tàu sân bay trực thăng Mistral, được đóng theo đơn đặt hàng của Nga.
Các nhà phân tích cho rằng Washington nên "kéo" các tàu Mistral ra khỏi thị trường sao cho không lọt vào tay Bắc Kinh, bởi vì Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội năng động và hiện đại. The Diplomat cho biết:"Nếu Trung Quốc vẫn mua các tàu Mistral đóng cho Nga, có khả năng cán cân quyền lực ở châu Á trong tương lai sẽ thay đổi".
Tạp chí The Diplomat thừa nhận rằng Pháp rất khó bán tàu sân bay trực thăng cho Trung Quốc, vì lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu về xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc vẫn có hiệu lực. Đồng thời, theo The Diplomat, khả năng Trung Quốc có thể mua được cặp tàu Mistral vẫn để ngỏ. Chắc chắn đây là mối quan ngại của Mỹ - tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2014, khi xuất hiện khả năng Pháp bán tàu Mistral cho Liên bang Nga.
Tạp chí The Diplomat nhấn mạnh rằng các tàu sân bay trực thăng Mistral có thể được sửa đổi để thích ứng với máy bay trực thăng Ka-27, được trang bị cho Hải quân Nga. Trung Quốc có cả Ka-27 và Ka-28 hiện đại hóa và có đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết để sử dụng hiệu quả công nghệ đó. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể bố trí nền tảng chống hạm ASW trên tàu Mistral.
Mistral là tàu sân bay trực thăng tấn công đổ bộ. Nhiệm vụ của loại tàu này là đổ bộ các đơn vị quân sự, đảm bảo hoạt động cho các máy bay trực thăng, là trung tâm chỉ huy hoạt động của lực lượng đa năng và kiêm cả chức năng của tàu quân y viện.

Pháp “tiến thoái lưỡng nan” trong vụ tàu đổ độ Mistral

Hai tàu đổ bộ Mistral đóng cho Nga hiện đang đẩy Chính phủ Pháp vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan": bán không được mà giữ lại cũng chẳng xong.

Nga ngăn chặn khả năng Pháp bán Mistral

Ukraine có thể khiến Châu Âu “mất cả chì lẫn chài”

(Kiến Thức) - Ukraine có thể khiến Châu Âu “mất cả chì lẫn chài”, khi bỏ nhiều công sức và tiền của để vực dậy một đất nước “rối loạn chức năng” đang tan rã.

Hầu hết dân chúng Ukraine muốn đất nước của họ khác xưa. Ngay cả những người từng quay lưng với Phong trào Maidan cách đây hai năm cũng không muốn sống ở đất nước tham nhũng nhất Châu Âu này.
Ukraine co the khien Chau Au “mat ca chi lan chai”
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Các cử tri Ukraine đã bầu ra một tổng thống mới là ông Petro Poroshenko và sau đó là một quốc hội mới, với nhiệm vụ thay đổi triệt để đất nước. Hiện thời, người ta càng ngày càng thất vọng về tốc độ cải cách ở Ukraine. Với cái đà này, nếu không bị tan nát bởi nội chiến, thì Ukraine cũng có nguy cơ trở thành “một vùng xám” giữa Nga và Châu Âu.

“Canh bạc nghìn tỷ đô” của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một bài viết, tạp chí Mỹ The National Interest cho rằng Trung Quốc đang chơi “canh bạc nghìn tỷ đô”, với mưu đồ khống chế Biển Đông.

Với việc ráo riết “đắp đảo” và xua đuổi máy bay, tàu thuyền nước ngoài ở Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bộc lộ mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nhằm khống chế Biển Đông có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.  
“Canh bac nghin ty USD” cua Trung Quoc o Bien Dong
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông. 
Báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh đang "cưỡng ép cường độ thấp" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Báo cáo nêu rõ: "Trung Quốc thường sử dụng các "bước tiến nhỏ" để tăng cường kiểm soát hiệu quả các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.