Mỹ gọi Trung Quốc "hành xử côn đồ", Bắc Kinh nói Washington "tư duy băng đảng"

Sau khi một quan chức Mỹ mô tả Bắc Kinh là "chế độ côn đồ", Trung Quốc đáp trả bằng cách cáo buộc Washington áp dụng "logic băng đảng xã hội đen".

Theo Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong, phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cũng bị coi là phỉ báng.
"(Trung Quốc) phản đối tuyên bố này như một sự vu khống trắng trợn chống lại Trung Quốc, làm đảo lộn đúng sai và một lần nữa phơi bày logic băng đảng và tư tưởng bá quyền của Mỹ. Trung Quốc lên án và kiến quyết chống lại nhận xét này", South China Morning Post trích dẫn tuyên bố.
My goi Trung Quoc
Nhà ngoại giao Mỹ Julie Eadeh gặp các nhà hoạt động dân chủ của Hong Kong. Ảnh: Twitter. 
Hôm 8/8, Mỹ cáo buộc chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau vụ rò rỉ thông tin cá nhân của nhà ngoại giao Mỹ tại Hong Kong, sau khi một tờ báo thân Bắc Kinh tiết lộ chi tiết về cuộc sống riêng tư của quan chức này.
"Tôi không nghĩ rằng việc rò rỉ thông tin cá nhân của một nhà ngoại giao Mỹ, hình ảnh, tên của con cái họ là một sự phản đối chính thống, đó là những gì một chế độ côn đồ sẽ làm", bà Ortagus nói trong cuộc họp báo ở Washington.
Tờ báo Hong Kong Đại Công Báo đã công bố chi tiết cá nhân của Julie Eadeh, người đứng đầu bộ phận chính trị của lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong, bao gồm cả con cái của bà và một bức ảnh bà Eadeh gặp gỡ các nhà hoạt động dân chủ bao gồm Hoàng Chi Phong, La Quán Thông cùng các thành viên khác của đảng chính trị địa phương Demosisto.
Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi thư phản đối chính thức tới lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong về cuộc họp, kêu gọi Washington "dứt khoát cắt đứt" khỏi các lực lượng chống Trung Quốc gây rắc rối trong thành phố.
Bà Ortagus phản đối việc "Trung Quốc nói rằng họ đã đưa ra phản đối chính thức khi thực tế họ đã quấy rối một nhà ngoại giao Mỹ".
Bà nói rằng các cuộc họp giữa các nhà ngoại giao và các nhân vật chính trị địa phương là hoạt động vốn có của ngoại giao Mỹ.
Trong một tuyên bố riêng vào ngày 9/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bà Ortagus nên suy nghĩ lại về nhận xét của mình và tránh tấn công Bắc Kinh dựa trên các tin tức báo chí.
Khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đang bị đình chỉ của Hong Kong diễn ra, chính phủ Trung Quốc ngày càng chuyển sang cáo buộc các cường quốc nước ngoài can thiệp, thậm chí có lúc còn gọi tình trạng bất ổn trong thành phố là "kết quả việc làm của Mỹ".

Kinh ngạc vẻ đẹp của Trái đất khi nhìn từ trên cao

(Kiến Thức) - Những bức ảnh thiên nhiên được chụp từ trên cao do hãng thông tấn Reuters đăng tải đã lột tả vẻ đẹp muôn màu của Trái đất - hành tinh mà con người đang sống.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao
Hình ảnh Trái đất hiện lên đẹp tuyệt mĩ qua bức ảnh chụp thủ đô London (Anh) lung linh vào ban đêm nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-2
 Núi lửa Raikoke trên quần đảo Kuril phun trào khói bụi tháng 6/2019. Bức ảnh được chụp Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-3
 Vườn quốc gia Egmont ở New Zealand được bao quanh bởi đồng cỏ xanh rộng lớn và trung tâm là ngọn núi lửa Taranaki.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-4
 Hồ Ontario nhìn từ trên cao trong bức do một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS chụp.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-5
Đảo St.Helena được "bao trùm" bởi biển mây tạo nên khung cảnh kỳ ảo không khác gì chốn thiên đường. 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-6
 Ao nước màu sapphire tuyệt đẹp xuất hiện khi băng tuyết tan trên đỉnh các sông băng ở Tây Nam Greenland tháng 7/2010.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-7
 Vẻ đẹp lung linh kỳ ảo của Mỹ, Mexico và Canada vào ban đêm.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-8
Sông băng Chapman nằm trên đảo Ellesmere, vùng lãnh thổ Nunavut, Canada, là "kho lưu trữ" băng lớn thứ 3 trên thế giới, sau Nam Cực và Greenland. 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-9
 Bức ảnh chụp khu rừng ở phía nam vùng Amazon của Madre de Dios, Peru. Tuy nhiên, nó đã bị tàn phá để khai thác vàng.

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-10
Sông băng Hubbard ở Alaska hồi tháng 7/2014. 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-11
Rạn san hô Cakaulevu nằm ngoài khơi phía bắc của đảo Vanua Levu ở Fiji. 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-12
Núi lửa Etna của Italy phun trào với dòng dung nham đỏ rực hồi tháng 2/2013. 

Kinh ngac ve dep cua Trai dat khi nhin tu tren cao-Hinh-13
Cực quang tuyệt đẹp được phi hành đoàn Expedition 29 của Trạm ISS ghi lại. 

Nhói lòng cuộc sống của người tị nạn khắp thế giới

(Kiến Thức) - Đa số người tị nạn vì muốn thoát khỏi tình trạng nghèo đói, bạo lực và bất ổn tại quê nhà của họ nên tìm đến những vùng đất khác với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhoi long cuoc song cua nguoi ti nan khap the gioi
 Loạt ảnh được hãng thông tấn Reuters đăng tải dưới đây phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của những người tị nạn nơi đất khách quê người. (Nguồn ảnh: Reuters)