Mỹ điều 30.000 quân đối phó Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Theo trang Duowei News, Mỹ có kế hoạch điều 30.000 thủy quân lục chiến đến Hawaii, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông.

Trước hành động bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ đang tiến tới kế hoạch bổ sung thêm 15% thủy quân lục chiến tới các khu vực như Hawaii.
Duowei News dẫn thông tin từ tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc cho biết, thủy quân lục chiến Mỹ gồm 190 nghìn quân là lực lượng tấn công nhanh, thường được điều động khi xảy ra chiến tranh cục bộ hoặc chiến tranh tổng lực.
My dieu 30.000 quan doi pho Trung Quoc o Bien Dong?
Một tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh CFP.
Các chuyên gia nhận định, mục đích điều chuyển 30.000 thủy quân lục chiến của Mỹ nhằm tăng cường sức chiến đấu phản ứng nhanh của Washington trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là một phần quan trọng trong chiến lược “tái cân bằng"  Châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Tờ Marine Corps Times có trụ sở tại Mỹ nhấn mạnh rằng, các hoạt động cải tạo đất và xây dựng các căn cứ quân sự trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông là lý do chính khiến Washington điều chuyển binh lực.
Trong khi đó, tờ Munhwa Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, “bốn vũ khí chiến lược chính” của Mỹ bao gồm tàu sân bay năng lượng hạt nhân, máy bay ném bom tàng hình B-2, tiêm kích tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân sẽ được triển khai tại Hàn Quốc hoặc đồn trú tại một căn cứ Hải quân Mỹ ở Guam vào tháng 10/2015. Động thái này có thể là lời cảnh báo trước khả năng Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ tư.
Bài báo cho biết, ba máy bay ném bom B-2 đã được chuyển đến Guam vào tháng 8/2015 trong khi tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan và hai tiêm kích F-22 sẽ tới Hàn Quốc vào tháng 10. Máy bay không người lái RQ-4 cũng có thể xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng và hàng không vũ trụ quốc tế Seoul (Hàn Quốc) trong thời gian từ ngày 20/10 – 25/10.

Dân nghèo TQ lũ lượt bỏ làng lên phố

(Kiến Thức) - Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người dân ở vùng núi hẻo lánh thuộc Khu tự trị Guangxi Zhuang đã rời bỏ làng để lên thành phố kiếm việc.

Dan ngheo TQ lu luot bo lang len pho
Không mấy người ở làng Nongchao, thị trấn Bansheng, khu tự trịGuangxi Zhuang có ô tô như thế này.

Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Các trang mạng Trung Quốc đăng tải chùm ảnh về tàu Hải giám Trung Quốc dùng máy bay không người lái (UAV) để giám sát các tàu cá ở Biển Đông.

Can canh tau Trung Quoc dung UAV giam sat o Bien Dong
Trang mạng tiexue.net ngày 20/6 đăng tải chùm ảnh về  tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông. Con tàu lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái (UAV) thực hiện nhiệm vụ giám sát trong vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tàu Hải giám 2168.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.