Mỹ đang chuẩn bị chiến dịch quân sự mới ở Syria?

(Kiến Thức) - Thay vì kết thúc cuộc khủng hoảng người tị nạn bằng giải pháp hòa bình, Tổng thống Obama  lại kêu gọi Quốc hội Mỹ chuẩn thuận chiến dịch quân sự ở Syria.

Đó là nhận định của học giả người Mỹ đồng thời là nhà hoạt động nghiệp đoàn Shamus Cooke
My dang chuan bi chien dich quan su moi o Syria?
Tổng thống Obama sắp tung ra một chiến dịch mới ở Syria?
Ông Shamus Cooke nói trong khi Nga một lần nữa đề xuất nối lại đàm phán hòa bình ở Syria nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama "ráo riết thúc đẩy" một chiến dịch quân sự mới ở Syria.
Trong một bài báo đăng trên Global Research, tác giả  Shamus Cooke  viết: "Chiến tranh đã tạo ra làn sóng người tị nạn ... Công chúng yêu cầu ‘phải làm cái gì đó’ để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Và bây giờ tình cảm này đang bị chính quyền Obama  khai thác bằng cách tập trung sức lực vào chiến tranh”.
Học giả Cooke nhấn mạnh rằng công chúng Mỹ  hầu như không biết gì về việc chính quyền Obama chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự mới, chủ yếu vì vì vấn đề này không được chú ý bởi giới truyền thông Mỹ quan tâm theo dõi.
Nghị quyết mới của Thượng viện Mỹ, do Tổng thống Obama yêu cầu, cho phép Mỹ một khoảng thời gian “90 ngày" cho cuộc tấn công ở Syria. Cho đến nay, Lầu Năm Góc đang phát động một chiến dịch chống lại cả  Nhà nước Hồi giáo (IS) và chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nhà hoạt động nghiệp đoàn Shamus Cooke  nói:  "Cuộc chiến tranh đang diễn ra nhanh chóng và trong im lặng. Australia đã tuyên bố sẽ bắt đầu ném  bom ở Syria, trong khi các phương tiện truyền thông Anh cũng đã bắt đầu lại cuộc tranh luận về sự can dự của nước này".
Trong mấy  năm qua, Chính phủ Mỹ đã thực hiện Chương trình trang bị vũ khí và huấn luyện cái gọi là quân nổi dậy Syria "ôn hòa”  và nhắm mắt làm ngơ trước thực tế rằng các nhà tài trợ tư nhân vùng Vịnh giàu có đã ngang nhiên tài trợ cho chi nhánh al-Qaeda và những kẻ cực đoan ở Trung Đông nhằm lật đổ chính phủ Syria.
Cộng đồng thế giới đang đòi hỏi có một giải pháp hòa bình ở Syria, vì các chiến dịch quân sự chắc chắn sẽ dẫn đến một làn sóng tiếp theo của những người tị nạn đổ vào Châu Âu.
Theo ông Cooke, Obama "phải chấp nhận" kế hoạch hòa bình mà phía Nga đề xuất và phải yêu cầu các đồng minh Trung Đông chấm dứt cung cấp  súng đạn, tiền bạc và chiến binh... gián tiếp tăng cường sức mạnh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Hơn nữa, Mỹ cần mở biên giới để đón  hàng trăm ngàn người tị nạn Syria, những "nạn nhân trực tiếp" của chính sách đối ngoại  vô trách nhiệm của Washington đối với khu vực.

Ông Putin: Không có Nga, khủng hoảng Syria còn tồi tệ hơn

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, nếu không có sự hỗ trợ của Nga, cuộc khủng hoảng Syria thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.

Ngày 15/9, Tổng thống Putin khẳng định, nếu Nga không hỗ trợ, tình hình Syria sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều so với Libya.
“Nếu Nga không hỗ trợ Syria, tình hình tại quốc gia Trung Đông này thậm chí tồi tệ hơn cả Libya và số người tị nạn còn lớn hơn nhiều”, ông chủ điện Kremlin nói trong một cuộc họp của tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể diễn ra tại Tajikistan.

Châu Âu sẽ can dự nhiều hơn vào xung đột Syria?

(Kiến Thức) - Tướng Mỹ Martin Dempsey cho rằng khủng hoảng người tị nạn Syria chắc chắn sẽ khiến Châu Âu can dự nhiều hơn nhằm chấm dứt xung đột Syria.

Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với với VOA ngày 14/9: “Liệu có lúc nào đó Châu Âu sẽ phải can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Syria vì những tác động lan tỏa của nó? Tôi nghĩ câu trả lời có lẽ là có”.
Chau Au se can du nhieu hon vao xung dot Syria?
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. 
Tướng Dempsey so sánh sự đau khổ của hơn 10 triệu người tị nạn Syria với cuộc khủng hoảng tị nạn vào năm 1994 trong cuộc chiến Bosnia, lần chót mà các nước Châu Âu đồng ý tiếp nhận số người tị nạn rất lớn.