Muốn “xử” con dâu, lại thương con trai

(Kiến Thức) - Con dâu tôi sinh con, hai vợ chồng nó kinh tế chưa dư dật nên tôi đã quyết định lên thành phố trông cháu giúp các con, đỡ phải thuê người.

Con dâu tôi sinh con, hai vợ chồng nó kinh tế chưa dư dật nên tôi đã quyết định lên thành phố trông cháu giúp các con, đỡ phải thuê người. So với ở quê, nhà cửa chật chội, với người già đã là một nỗi khổ. Chưa kể việc tôi để lại ông nhà sống một mình, trong lòng nhiều mối không yên. Tôi xác định, thôi thì cố khắc phục, tất cả vì con vì cháu. Thế nhưng, con dâu tôi lại không hiểu những hy sinh của bố mẹ chồng, đối xử với tôi nhiều điều quá đáng. Ngay trong việc chăm sóc đứa bé, con dâu tỏ thái độ thiếu tin tưởng, bài xích những lời khuyên, kinh nghiệm của tôi. 
Cháu cũng thường xuyên có những lời nói khó nghe, như thể tôi là người "ăn nhờ ở đậu" khiến tôi rất tủi thân. Bao lần, tôi định mắng cho con dâu một trận, xả hết uất ức trong lòng, rồi cuốn gói về quê, nhưng nghĩ lại, rồi thiệt thòi con trai, cháu nội mình lại gánh chịu. Tôi không biết mình sẽ chịu đựng được bao lâu nữa. Tôi nên xử trí thế nào đây? - Đỗ Thu Hà (Từ Liêm, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bác Hà kính mến, suy nghĩ, lối sống giữa hai thế hệ có nhiều khác biệt, đặc biệt trong việc chăm sóc cháu nhỏ có rất nhiều gia đình đã xảy ra xung đột chỉ vì quan điểm "cũ" và "mới" giữa mẹ chồng và nàng dâu. Sự chịu đựng của bác sẽ giống như cơn sóng ngầm, bề ngoài có vẻ như là gìn giữ hòa bình, nhưng thực ra, sự hủy diệt của nó là ngấm ngầm, chỉ là chưa bộc phát mà thôi. 
Bác nên góp ý nhẹ nhàng với con dâu, phân tích cho chị ấy hiểu lễ nghĩa trong việc ăn nói với mẹ chồng. Song song với đó, bác cũng cần có cái nhìn khách quan, xem nếu chỗ nào tư tưởng con dâu "tiến bộ", khoa học hơn so với kinh nghiệm của các cụ để lại thì bác nên thừa nhận, để cháu bé được chăm sóc tốt hơn. Bác cũng đừng ngại tâm sự với con trai về nỗi khó xử trong lòng mình, để có gì anh ấy "rút kinh nghiệm" với vợ. Kính chúc bác sức khoẻ.

Con dâu “bắt đền” mẹ chồng lì xì

Chị Hương không quên được cảm giác khi mình được nhận một chiếc lì xì “đặc biệt” từ mẹ chồng.

Mẹ tôi vốn là người có tính cẩn thận. Bà lúc nào cũng chăm chút, tỉ mỉ từng điều nhỏ nhất trong gia đình. Năm nào cũng vậy, cứ đến 27, 28 Tết là y như rằng mẹ đã chuẩn bị xong xuôi tất cả những thứ cần thiết dành cho Tết.
Chúng tôi là con cái, đứa đi làm xa, đứa thì đi làm cận Tết mới được nghỉ nên cũng không đỡ đần được việc gì cho mẹ cả. Hầu như một mình mẹ chuẩn bị tất cả. Mẹ cười nói: “Các anh các chị cứ lo công việc của mình đi. Mẹ còn khỏe, ở nhà chơi không thì mẹ chuẩn bị được, đợi vài năm nữa đến lúc đó già yếu thì phần các anh chị chuẩn bị hết. Lúc đó, mẹ không lo nữa”.

Cứ “lạc hậu”, chồng nhé!

Em vẫn luôn cảm thấy tự hào về anh. Mỗi buổi chiều anh vẫn vội về nhà vì sợ mẹ con em đợi. 

Anh thông báo: “Ông Thắng phòng anh mới mua ô tô”. Rồi giọng hơi chùng xuống: “Thế là thêm một người không đi xe máy nữa”. Vừa lúc đó, đứa cháu sang chơi dõng dạc tuyên bố: “Sếp cháu chính thức công khai có bồ. Cô này không đẹp lắm nhưng có vẻ sành điệu”. Rồi nó tỏ ra rất hiểu biết: “Mốt bây giờ là có vợ rồi nhưng vẫn công khai có bồ. Cháu cũng có bồ nhưng cháu chưa có vợ nên không bị gọi là theo mốt”. Chồng có vẻ ngẩn ngơ vì mình đang "không theo kịp thời cuộc".

Người ta đua nhau mua ô tô dù đường sá chật chội, giá xăng, giá gửi xe cứ tăng đều đều. Nhiều người vay mượn ngân hàng mua xe rồi thắt lưng buộc bụng trả. Người ta vẫn cứ kêu cuộc sống thật áp lực, phân bua không có thời gian cho gia đình, con cái nhưng vẫn la cà quán xá mỗi buổi chiều. Người ta có bồ mặc dù đã có vợ, thậm chí bồ họ cũng có chồng con ở nhà chờ đợi. Thời buổi này, không có xe hơi bị người ta coi là nghèo khó; không có bồ coi như mình không còn có giá “như ông này bà kia”. Tuy vậy, em vẫn luôn cảm thấy tự hào về anh. Mỗi buổi chiều anh vẫn vội về nhà vì sợ mẹ con em đợi. Anh bảo có bạn gọi đi nhậu nhưng anh thấy không đâu an tâm và đầm ấm bằng ăn ở nhà.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thu nhập của anh có thể trả góp để mua ô tô, nhưng anh bảo phải ưu tiên cho việc học của con. Bao nhiêu năm anh hài lòng với việc sáng sáng đeo ba lô lên xe buýt, ngồi nghe nhạc tới chỗ làm. Em cảm thấy yên tâm hơn về sự “ngây thơ” của anh. Đau đầu cũng chờ vợ xoa, đau bụng cũng chờ thuốc của vợ. Đã có lúc em khó chịu với cái tính “nhõng nhẽo”, nhưng em đã hiểu ra rằng, anh đang cần em. Có chuyện gì ở cơ quan anh cũng kể với em, dù có những người ở cơ quan anh, em chỉ biết tên mà không biết mặt. Anh thắc mắc: “Sao có những cặp vợ chồng không chịu nói chuyện với nhau? Không nói chuyện được với nhau đâu còn gọi là vợ chồng nữa em nhỉ?”. Những lúc như thế, em cảm thấy mình sao mà hạnh phúc thế. Em được chồng tin, chồng yêu và chồng cần.

Có thể quanh mình đang nhiều người đua theo mốt vì sợ không giống người khác. Có thể có nhiều gia đình có vợ có chồng đó mà mỗi người một nẻo. Có thể có người sẽ thấy những người không có ô tô là nghèo khổ. Có thể có người có bồ vì sợ mình không còn “ngon lành”. Muốn giống số đông, chắc cũng không khó. Nhưng, tìm sự bình yên như vợ chồng mình giữa thời nay mới khó. Em vẫn luôn tự hào vì mình là số ít. Em vẫn thích những câu chuyện “đủ thứ” của nhà mình. Có chọc ghẹo, có hài hước và có những phút giây nghiêm chỉnh. Em vẫn muốn mình sống như mình muốn, không cần màu mè, không cần bắt chước ai, chỉ cần sống cho mình. Cảm giác bình yên khiến lúc nào ta cũng muốn về nhà. Sự trung thực, chân thành và đơn giản khiến chúng mình thấy cần có nhau nhiều hơn.

Vậy nên nếu có người bảo “lạc hậu” thì anh cũng đừng bận tâm. Anh biết đấy, chúng mình vẫn hợp với sự bình yên hơn là sự ồn ào thấp thỏm của “mùa gió cuốn”. Nếu ai đó chê mình không giống họ, anh cứ yên tâm nhé. Vì họ muốn giống mình cũng không phải dễ. Em cảm ơn chồng và cứ mong chồng mãi vậy thôi!