Muôn kiểu mua hải sản trên chợ mạng

Hoạt động buôn bán trên chợ mạng hiện khá nhộn nhịp, người mua kẻ bán liên tục không khác gì ở chợ dân sinh. Dù vậy, sự tiện lợi ấy cũng đem lại nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Sự nở rộ của mạng xã hội và các hình thức thương mại trực tuyến, người tiêu dùng chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể mua được nhiều loại hải sản tươi, ngon khắp mọi miền đất nước.
Tuy nhiên, có không ít người mua than thở vì mua phải hải sản đông lạnh giá cắt cổ hoặc hải sản ươn...
Có thể thấy, hoạt động buôn bán trên chợ mạng hiện khá nhộn nhịp, người mua kẻ bán liên tục không khác gì ở chợ dân sinh. Dù vậy, sự tiện lợi ấy cũng đem lại nhiều tình huống dở khóc dở cười.
Bán hàng xong… chặn tài khoản
Theo khảo sát của phóng viên, giá hải sản bán online có giá bằng hoặc cao hơn thị trường từ 10% - 20% do chi phí giao hàng tận nhà. Tôm sú sống 500.000 đồng/kg, ghẹ xanh sống loại 1 từ 690.000 đồng/kg, cua thịt cà mau không dây 849.000 đồng/kg, cá mú Trân Châu sống 515.000 đồng/kg, cá tầm sống 349.000 đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc sống 996.000 đồng/kg…
Ngoài ra, cũng có những trang mới mở chào mức giá khá thấp với lý do mua tận gốc, bán tận ngọn để hút lượng khách ban đầu. Như ghẹ biển có giá từ 500.000 – 550.000 đồng/kg, cá chim sống 270.000 đồng/kg, cá bò da 240.000 đồng/kg, mực trứng 199.000 đồng/kg...
Theo chia sẻ của nhiều người kinh doanh hải sản online, việc buôn bán này rất lãi, vừa không mất nhiều vốn vì khách đặt trước thì mới lấy hàng.
Muon kieu mua hai san tren cho mang
 Các mặt hàng hải sản bán trên mạng rất đa dạng
Tuy nhiên, không ít người mua than thở vì mua phải hải sản đông lạnh giá cắt cổ, hoặc hải sản ươn,... Điều này khiến nhiều người tiêu dùng tỏ ra khó chịu, không thiện chí với dịch vụ buôn bán online.
Anh Nguyễn Văn Linh (Quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết, vừa qua để chuẩn bị sớm và tươm tất cho bữa tiệc họp mặt gia đình nhân dịp đầu năm mới, anh vào một trang Facebook chuyên bán hải sản ở Vũng Tàu để tìm hiểu. Anh thấy người bán hàng còn quay cả clip cua, ghẹ, cá bơi lội để khách tin tưởng.
“Nhìn thấy hải sản tươi, ngon và người bán khá thiện chí nên tôi mới đặt mua ghẹ tươi, cá mú để đãi khách”, anh Linh kể.
Sau khi chốt được đơn hàng và giá, người bán hàng yêu cầu anh chuyển khoản trước 500.000 đồng làm tin để đóng gói hàng và chuyển nhà xe. Ngày hôm sau khi “hàng vừa được gửi đi”, người bán yêu cầu chuyển số tiền còn lại gần 2 triệu đồng vì đây là hàng tươi sống.
Trả tiền xong cả gia đình háo hức đợi hàng, nhưng kết cục nhận được là thùng xốp bên trong chỉ có... vài con ghẹ chết và một con cá mú nhỏ đã bị ươn sình. Tức giận vì bị lừa, anh Linh và người nhà liên hệ lại địa chỉ trên Facebook thì chỉ nhận được những thách thức từ người bán. Sau đó anh cũng phát hiện nhiều người là nạn nhân giống mình và bị chặn Facebook ngay sau khi đăng phản hồi.
Anh Cao Thái Sơn (Thành phố Thủ Đức, TP HCM) cũng cho hay, nhân dịp gia đình có ngày kỷ niệm anh muốn tổ chức một bữa tiệc nhỏ nên định đặt về một ít hải sản. Cũng là người hay mua hàng online vì thấy rất tiện và không mất nhiều thời gian nên anh Sơn đã lên mạng gõ từ khóa “Chợ hải sản”.
Ngay lập tức hàng trăm “gian hàng” hải sản xuất hiện. Thu hút sự quan tâm của anh là hình ảnh những con tôm hùm bông vừa to vừa tươi rói đang bơi trong bể trên một shop bán hải sản online, giá cả lại hợp lý (từ 1 triệu – 1,5 triệu đồng/1kg tùy kích cỡ). Anh Sơn lập tức gọi điện cho chủ cửa hàng để đặt hàng.
Qua sự tư vấn nhiệt tình cùng những lời giới thiệu như rót mật vào tai, anh Sơn đã chuyển khoản 4,5 triệu đồng để đặt 3 ký tôm hùm sống loại lớn. Khi nhận hàng, bên trong thùng xốp chỉ có 3 con tôm hùm baby đông lạnh. Anh Sơn liền gọi lại cho chủ cửa hàng nhưng lúc này số điện thoại trên không liên lạc được nữa.
Người tiêu dùng cần biết rõ nguồn gốc
Theo TS Trần Thị Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch (AFT), tiện ích từ bán hàng qua mạng là giúp người bán tiếp cận khách hàng nhanh chóng và người mua dễ tìm được mặt hàng như ý. Tuy nhiên, phần lớn các cửa hàng bán hải sản online đều không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, mọi thông tin về sản phẩm đều tự họ quảng cáo qua điện thoại hoặc tin nhắn chat Facebook với người mua.
Với cách thức này, hình ảnh mà người bán hàng đưa ra bao giờ cũng đẹp, là hàng tươi, hàng tốt, ngon. Còn khi hàng được giao đến cho khách hàng thì đôi khi chất lượng không như quảng cáo, người mua cũng khó có thể trả lại… Mặt khác, chất lượng của hàng còn phụ thuộc vào quá trình vận chuyển, bảo quản sản phẩm.
Muon kieu mua hai san tren cho mang-Hinh-2
Người tiêu dùng nên lựa chọn những nơi bán uy tín để có được hải sản tươi sống, tránh hàng đông lạnh 
Ông Nguyễn Trọng Tín, chủ một cửa hàng hải sản online cũng chia sẻ, để đảm bảo mua được sản phẩm hải sản chất lượng và an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Chọn cửa hàng uy tín: Trước khi mua hàng, người tiêu dùng nên tìm hiểu về cửa hàng, đánh giá và nhận xét của khách hàng trên các trang web thương mại điện tử, các diễn đàn, trang mạng xã hội... để đảm bảo mua hàng từ một nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo hải sản được nuôi trồng hoặc đánh bắt đúng quy trình, không sử dụng hóa chất độc hại.
Xem thông tin sản phẩm: Khi mua hàng online, người tiêu dùng cần đọc kỹ mô tả sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được đóng gói và vận chuyển đúng cách, không bị hư hỏng hoặc mất chất lượng. Nên tìm hiểu đơn vị cung cấp và đọc về thông tin sản phẩm trước khi đặt mua.
Chọn phương thức thanh toán an toàn: nên chọn các phương thức thanh toán an toàn như thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến an toàn.
Lưu ý đến thời gian giao hàng: Khi mua hải sản online, người tiêu dùng cần lưu ý thời gian giao hàng để đảm bảo nhận được sản phẩm tươi ngon và an toàn.

5 loại hải sản đắt đỏ ở các vùng biển đảo Việt Nam

(VietnamDaily) - Bào ngư, tôm hùm, cua huỳnh đế, sá sùng… là những hải sản dành cho giới nhà giàu vì giá thành đắt đỏ. Các đặc sản này thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng cao cấp. 

5 loai hai san dat do o cac vung bien dao Viet Nam
 Sá sùng còn được gọi là sâm đất hay “món nhà giàu” là một loại hải sản xuất hiện phổ biến nhất ở vùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP HCM). 

Nhà hàng buffet hải sản Cửu Vân Long và hành trình Nam tiến

Nhà hàng buffet hải sản Cửu Vân Long và hành trình Nam tiến

Thành lập và bắt đầu hành trình phát triển từ năm 2018, sau 5 năm kiên trì, hệ thống nhà hàng Buffet Hải sản Cửu Vân Long đã trở thành một trong những nhà hàng buffet hải sản có tiếng tại thủ đô. Có được thành quả ấy, liệu thương hiệu này đã phải nỗ lực ra sao, và tiếp đến, liệu thương hiệu sẽ có hướng đi như thế nào?

Từ thương hiệu “sinh sau đẻ muộn" cho tới nhà hàng được thực khách tin yêu

Năm 2018, thương hiệu Nhà hàng Buffet hải sản Cửu Vân Long chính thức ra đời với cơ sở đầu tiên tọa lạc tại trung tâm thương mại Discovery Complex trên tuyến phố Cầu Giấy đông đúc, sôi động. Với không gian mang đậm màu sắc và hơi thở Hồng Kông, Cửu Vân Long đã tạo được tiếng vang ngay từ những ngày đầu khai trương. So với các nhà hàng kinh doanh dưới hình thức buffet hải sản đang có mặt tại thị trường, Buffet Hải sản Cửu Vân Long nổi bật khi ngay từ ngày đầu thành lập đã được định hình theo phong cách bày trí nhất định. Mô hình buffet hải sản đặt trong phong cách Hồng Kông ấn tượng đã tạo ra một văn hóa thưởng thức mới lạ, độc đáo, khiến cho Cửu Vân Long mang một nét đặc trưng khó lẫn. Giờ đây, khi đã sở hữu 3 cơ sở nhà hàng thuộc chuỗi, Buffet Hải sản Cửu Vân Long vẫn luôn trung thành với phong cách này.

Chứng khoán phiên 11/3: Chú ý STB, LCG, GAS

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên giao dịch ngày 11/3?
 

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu STB

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Quý 4/2023, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) có thu nhập lãi thuần đạt 5.633 tỷ đồng (tăng 16,1% so với quý trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ); tổng thu nhập hoạt động đạt 6.708 tỷ đồng (giảm 13,2% so với quý trước và giảm 14,4% so với cùng kỳ).

Chi phí trích lập dự phòng giảm mạnh, đạt 544 tỷ đồng (giảm 34,2% so với quý trước và giảm 83,5% so với cùng kỳ) khiến lợi nhuận trước thuế đạt 2.755 tỷ đồng (tăng 32,1% so với quý trước và tăng 45,1% so với cùng kỳ).

Lũy kế cả năm 2023, Thu nhập lãi thuần đạt 22.072 tỷ đồng, giảm 6,8% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 9.595 tỷ đồng, tăng 51,4%.

NIM quý 4/2023 đạt 3,69%, hầu như đi ngang so với quý trước sau 2 quý liên tiếp giảm mạnh do ảnh hưởng của chi phí vốn cao cùng chất lượng tài sản đi xuống. Theo quan điểm của KBSV, NIM đã tạo đáy và sẽ có sự hồi phục tốt trong năm 2024 dựa trên: (1) Đáo hạn các khoản huy động lãi suất cao; (2) Lãi suất huy động duy trì mức thấp.

Tỷ lệ nợ xấu mới tăng thêm trong quý 4/2023 đạt 0,1%, thấp hơn tương đối so với 3 quý trước đó với đỉnh là quý 2/2023 đạt 0,6% cho thấy chất lượng tài sản đang được kiểm soát tương đối tốt. Hiện tại, với số dư nợ trái phiếu VAMC còn lại chưa trích lập là 1.830 tỷ đồng, KBSV kỳ vọng STB sẽ trích lập toàn bộ khoản nợ này trong nửa đầu năm 2024.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng NIM tốt, kỳ vọng hoàn tất đề án tái cơ cấu cũng như các dấu hiệu về việc kiểm soát tốt chất lượng tài sản, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 40.900 đồng/cp, cao hơn 28,2% so với giá tại ngày 05/03/2024.

Chung khoan phien 11/3: Chu y STB, LCG, GAS
 

Khuyến nghị mua cổ phiếu LCG