Mục đích chuyến công du Nga-Trung của Thủ tướng Ấn Độ

(Kiến Thức) - Thủ tướng Ấn Độ thăm chính thức Nga và Trung Quốc 4 ngày, bắt đầu từ ngày 20/10, nhằm củng cố quan hệ mậu dịch và giải quyết tranh chấp biên giới.

Thủ tướng Nga D. Medvedev (trái) và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh.
Thủ tướng Nga D. Medvedev (trái) và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh. 

Thủ tướng M. Singh cũng lưu tâm đến việc ký kết các thỏa thuận về năng lượng, quốc phòng và kinh tế. Ông sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow ngày 21/10, tập trung vào vấn đề mua vũ khí. Theo VOA, Ấn Độ đang chi nhiều tỷ USD để nâng cấp quân đội và là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga từ nhiều năm nay.

Nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ lên đường đi Trung Quốc vào ngày 22/10, tìm kiếm việc thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn đồng thời thảo luận về một hiệp định giải quyết tình trạng bế tắc về vấn đề tranh chấp biên giới giữa 2 nước từ nhiều thập niên qua, tiếp sau vụ tranh chấp hồi tháng 4/2013. Thỏa thuận về hợp tác biên giới đề xuất sẽ là phần chính yếu trong chương trình nghị sự của chuyến công du Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao đang làm việc để hoàn tất một văn bản có thể được sẽ ký kết trong chuyến đi thăm này.
Chuyên gia quốc phòng Commodore C Uday Bhaskar lạc quan về chuyến đi thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Singh. Ông nhận định: “Trung Quốc đã có sự nhận thức rất sâu đậm về cách họ cảm nhận được Đường Kiểm soát Thực tế và tuyên bố lãnh thổ của cả 2 nước. Theo ý tôi điều tốt nhất có thể đạt được từ chuyến đi thăm lần này của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh là một sự quản lý hiệu quả hơn về những cách thức mà hai nước tuần tra Đường Kiểm soát Thực tế”.
Thủ tướng Singh cho biết Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất. Hai nước có “những điểm tương đồng ngày càng tăng về những lợi ích kinh tế, toàn cầu và khu vực” mà Ấn Độ hy vọng sẽ thúc đẩy trong chuyến đi thăm lần này.

“Đám cháy Syria” bắt đầu lan sang Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không che giấu thực tế rằng việc cưu mang “những người anh em Syria” đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối họ.

Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 2 tỷ USD để nuôi gần nửa triệu người tị nạn Syria.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 2 tỷ USD để nuôi gần nửa triệu người tị nạn Syria. 
Ấy thế mà, chỉ mới gần đây thôi, Ankara rất tự hào tuyên bố sẵn sàng cấp nơi trú ẩn cho "những anh em Syria" vì hy vọng rằng chế độ Damascus sắp bị lật đổ.

Vì sao Saudi Arabia từ chối ghế HĐBA LHQ?

(Kiến Thức) - Saudi Arabia ngày 18/10 tuyên bố nước này sẽ không nhận ghế thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc .

Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
 Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Saudi Arabia lên án cái gọi là “tiêu chuẩn kép quốc tế” về Trung Đông và yêu cầu cải cách Hội đồng Bảo an (HĐBA), một hội đồng đầy mâu thuẫn về phương thức kết thúc chiến tranh ở Syria. Mũi dùi của Riyadh lần này cũng chĩa vào Washington, đồng minh lâu đời nhất của Saudia Arabia.

Đằng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng” gián điệp Israel

Báo Washington Post ngày 17/10 tiết lộ rằng chính phủ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã "bán đứng" một nhóm gián điệp Israel cho Iran.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) đã "gây thù, chuốc oán" với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải).
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) đã "gây thù, chuốc oán" với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải).