“Đám cháy Syria” bắt đầu lan sang Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không che giấu thực tế rằng việc cưu mang “những người anh em Syria” đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối họ.

Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 2 tỷ USD để nuôi gần nửa triệu người tị nạn Syria.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 2 tỷ USD để nuôi gần nửa triệu người tị nạn Syria. 
Ấy thế mà, chỉ mới gần đây thôi, Ankara rất tự hào tuyên bố sẵn sàng cấp nơi trú ẩn cho "những anh em Syria" vì hy vọng rằng chế độ Damascus sắp bị lật đổ.
Theo Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã chi 2 tỷ USD để nuôi gần nửa triệu người tị nạn Syria. Cho đến nay, Ankara mới chỉ nhận được có 135 triệu USD thông qua các kênh viện trợ quốc tế. Trong bối cảnh này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố: “Cộng đồng quốc tế phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề người tị nạn từ Syria”.
Không chỉ có vấn đề những người tị nạn, các chiến binh thánh chiến đã lọt vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với những người tị nạn từ Syria. Người ta còn nhớ vụ nổ mạnh hồi tháng 5/2013 gần thị trấn Reyhanly đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 người. Mới đây, đám chiến binh thánh chiến đã đe dọa tổ chức những vụ khủng bố mới nếu Ankara không cho phép họ qua biên giới tại trạm kiểm soát Silvegozu ở tỉnh Hatai. Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, đại diện của các tổ chức thánh chiến đến các trại tị nạn để tuyển mộ những tay súng mới. Điều này có nghĩa là bất ổn Syria bắt đầu lan sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính vì vậy mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã không tiếc tiền dựng hàng rào cao 2 mét dọc theo biên giới Syria và kéo theo việc Bulgaria lập tường rào cao 3m dài 30km dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng người tị nạn Syria tràn vào.
Nhưng cái gọi là “ngoại giao hàng rào” này có giúp Thổ Nhĩ Kỳ bớt cảm thấy bị đe dọa?
Theo các chuyên gia có uy tín, điều đó là không thể. Họ cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có một lối thoát duy nhất là thúc đẩy quá trình chuẩn bị Hội nghị hòa bình Geneva-2 giải quyết vấn đề Syria. Có lẽ đây là cơ hội tốt để các nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực hơn vào quá trình chuẩn bị Hội nghị Geneva 2, vì Ankara vẫn có ảnh hưởng lớn đối với một số thế lực trong phe đối lập Syria.

Năm lý do khiến nước Mỹ sa vào vòng luẩn quẩn

(Kiến Thức) - Có 5 lý do khiến nước Mỹ sa vào vòng luẩn quẩn và cuộc chiến ngân sách kinh niên rốt cuộc sẽ dẫn đến một thảm họa quốc gia.

Mây đen che phủ đồi Capitol, Washington DC.
Mây đen che phủ đồi Capitol, Washington DC.

Những bước thăng trầm trong quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Thỏa thuận Nga-Mỹ về vũ khí hóa học của Syria đang khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải xét lại chính sách hiện hành liên quan đến Syria.

Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva buộc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải xét lại chính sách hiện hành đối với Syria.
Thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva buộc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải xét lại chính sách hiện hành đối với Syria.
Quan hệ Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua những bước thăng trầm. Khi cuộc biểu tình hòa bình đầu tiên nổ ra tháng 3/2011, quan hệ giữa Damascus và Ankara vẫn còn nồng ấm. Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) lên nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2002.

Luật sư Mỹ chống “đường lưỡi bò”

Trong hơn 25 năm hành hiệp trên trường quốc tế, luật sư Paul Reichler nhiều lần ủng hộ kẻ yếu chống lại những quốc gia hùng cường.

Luật sư Paul Reichler nhiều lần ủng hộ kẻ yếu chống lại những quốc gia hùng cường.
Luật sư Paul Reichler nhiều lần ủng hộ kẻ yếu chống lại những quốc gia hùng cường.
Tên tuổi của Reichler thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây, khi ông được Philippines chọn làm trưởng nhóm luật sư biện hộ trong vụ kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc tại Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS) ở thành phố Hamburg (Đức).